Phương pháp giáo dục sớm Montessori: Nền tảng của sự phát triển

802 lượt xem

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là một trong những phương pháp giáo dục phổ biến nhất hiện nay và được đông đảo phụ huynh có con nhỏ lựa chọn. Montessori lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng sự phát triển tự nhiên và nhấn mạnh tính độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ phương pháp này và áp dụng một cách đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu về Montessori cụ thể hơn qua nội dung dưới đây.

1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì?

Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em, thúc đẩy tiềm năng dựa trên các nguyên tắc phát triển tự nhiên của trẻ. Được phát hiện bởi bà Maria Montessori – một bác sĩ, nhà giáo dục người Ý. Phương pháp khoa học hiện đại này đã và đang mang lại những tiến bộ vượt bậc trong giáo dục mầm non.

Nội dung phương pháp giáo dục sớm Montessori tập trung thúc đẩy khả năng của trẻ bằng cách tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở. Giáo viên hướng dẫn cần đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và cần các giáo cụ học tập chuyên biệt.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì?

Montessori mang lại những phát triển vượt bậc cho trẻ

Đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp này là tôn trọng cá tính riêng biệt, sự tự do, tính tự lập và hình thành sự kỷ luật cho trẻ. Đồng thời tạo cho con một môi trường để con có thể học được những kỹ năng sống tự lập – kỹ năng giúp trẻ trưởng thành hơn và dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi trong cuộc sống. Có thể nói Montessori trang bị cho con đầy đủ các kiến thức liên quan đến thực tiễn.

Những trường học chuyên biệt về Montessori thường sẽ xây dựng nền tảng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 02 – 06 tuổi. Được đào tạo một cách đồng đều về mặt não bộ giúp trẻ nâng cao khả năng thu nhận kiến thức và sớm hình thành kỹ năng xã hội. Từ đó, trẻ có được kỹ năng học tập, vui chơi độc lập, giao tiếp hiệu quả; có tinh thần đoàn kết và hợp tác cao hơn.

Bài viết cùng chủ đề:

>> Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman: Kích hoạt tiềm năng của trẻ

>> 3 Phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ 0 – 6 tuổi phát triển toàn diện

2. 3 nguyên tắc cơ bản của phương pháp Montessori

2.1. Trẻ là người học chủ động

Montessori tạo ra một môi trường học tập tự do và tôn trọng sự chủ động của trẻ. Bố mẹ không nên áp đặt trẻ thực hiện theo suy nghĩ của bản thân mình, bởi điều này có thể khiến trẻ mất đi tư duy vốn có. Hãy tạo cho con một môi trường an toàn để con có cơ hội tự học, tự khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của chúng.

2.2. Trẻ học thông qua trải nghiệm

Học và hành là hai phạm trù nên cần thực hiện đồng thời và được chú trọng ngang nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em học tập tốt nhất thông qua việc trải nghiệm thực tế. Chúng có xu hướng bắt chước một cách nhanh chóng theo những hoạt động quan sát được từ người thân.

Phương pháp Montessori dạy trẻ thông qua các trải nghiệm

Montessori cho trẻ cơ hội học chủ động thông qua việc trải nghiệm

Phương pháp Montessori sử dụng các học cụ và hoạt động thực tế, tạo ra những nhiệm vụ để thúc đẩy bé phát triển theo cách riêng. Cụ thể, trẻ được tự trải nghiệm bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản như rót nước, sắp xếp đồ chơi, xúc cơm, vệ sinh cá nhân,… Những kỹ năng này giúp trẻ trở nên tự tin và có khả năng giải quyết các vấn đề của chính mình. Từ đó phát triển được các kỹ năng và kiến thức của bản thân.

2.3. Trẻ học theo nhịp độ của mình

Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau. Montessori tôn trọng sự khác biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho chúng học theo tốc độ của mình. Mọi hoạt động trong quá trình học tập này đều hướng tới trẻ, bố mẹ và thầy cô chỉ có vai trò là người hướng dẫn, đồng hành và khuyến khích chúng tham gia các nhiệm vụ. Nên có sự cân bằng trong nguyên tắc, chú ý đến trẻ và hãy đưa ra sự giúp đỡ, gợi ý khi chúng thật sự cần thiết.

BA MẸ CÓ BIẾT?

3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?

Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:

– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.

– Phát âm chuẩn bản xứ.

– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.

Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á là giải pháp giúp con đọc thông, nói thạo, tự tin giao tiếp như trẻ em bản xứ.

>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi học phí, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

3. Các lĩnh vực học tập trong phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori bao gồm 5 lĩnh vực học tập chính:

3.1. Cuộc sống thực tế

Các hoạt động trong lĩnh vực này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân và tự phục vụ. Phương pháp giáo dục sớm Montessori hướng tới việc tạo ra môi trường học tập độc lập cả về thể chất và tinh thần cho trẻ. Chúng có cơ hội học tập, thực hành những hoạt động thường ngày.

Montessori tạo ra những tình huống bất ngờ, giúp kích thích trí tuệ, làm động lực để trẻ đưa ra những ý tưởng, câu trả lời theo bản năng. Các bài học này thường liên quan đến những chủ đề như: chăm sóc bản thân, chăm sóc không gian sống, kiểm soát hành động và cảm xúc, cách ứng xử lịch sự,…

3.2. Giác quan

Các hoạt động trong lĩnh vực này giúp trẻ phát triển các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Cụ thể:

  • Bài học về thị giác: Bố mẹ hoặc giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách phân biệt các hình dạng, màu sắc,… trong suốt quá trình học.
  • Bài học về thính giác: Các bài học có âm thanh dạy trẻ cách phân biệt các âm khác nhau qua bộ chuông hoặc ống tạp âm,…
  • Bài học về xúc giác: Trẻ học cách cảm nhận bề mặt (nhẵn, thô ráp, sần sùi, gồ ghề, bằng phẳng…), cảm nhận chất liệu của đồ vật (mềm, mỏng, mịn, cứng,…).
  • Bài học về khứu giác: Phân biệt các loại mùi bằng giáo cụ học tập như ống khứu giác.
    Bài học về vị giác: Phân biệt các loại vị thông qua lọ vị giác.
Phương pháp giáo dục sớm montessori giúp bé phát triển mọi giác quan

Trẻ có cơ hội được phát triển các lĩnh vực cần thiết ở độ tuổi thích hợp

3.3. Toán học

Khi được trải nghiệm phương pháp này, trẻ sẽ có được kỹ năng toán học cơ bản. Đối với độ tuổi từ 02 – 06 tuổi, não bộ của trẻ có đủ khả năng để tiếp thu những kiến thức toán học đơn giản.

Montessori tạo cho trẻ môi trường để phát triển khả năng tư duy logic thông qua các bài toán như đếm, tính toán, phép tính, hình học đơn giản (hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật…). Đây là bước đệm tạo tiền đề cho giai đoạn tiền tiểu học của trẻ sau này.

3.4. Ngôn ngữ

Các hoạt động trong lĩnh vực này giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Phương pháp giáo dục sớm Montessori tạo cơ hội học tập và phát triển khả năng ngôn ngữ trên cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Những bài học đều được thiết kế bảo đảm sự dễ hiểu, dễ thực hành. Nội dung này có mối liên hệ mật thiết với nội dung giác quan, giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân một cách chủ động và hiệu quả.

3.5. Văn hóa

Phương pháp Montessori còn chú trọng việc cung cấp kiến thức văn hóa cho trẻ. Bằng cách sử dụng các giáo cụ đa dạng, hình ảnh trực quan sinh động, con được tiếp cận, làm quen với các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, nghệ thuật, khoa học,… Nhờ đó, trẻ được mở rộng vốn hiểu biết của mình và nâng cao khả năng tư duy cũng như ghi nhớ.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến phương pháp giáo dục sớm Montessori. Việc cho trẻ tiếp cận và học tập trong môi trường này có thể tạo ra cơ hội phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Đây là bước đệm giúp trẻ vươn cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cân nhắc các yếu tố cá nhân của trẻ khi quyết định áp dụng phương pháp này. Hãy đảm bảo rằng Montessori phù hợp với khả năng và sở thích của con.

Bài viết liên quan
Dạy trẻ thông minh sớm: 5 phương pháp và 3 cuốn sách nên đọc

Dạy trẻ thông minh sớm: 5 phương pháp và 3 cuốn sách nên đọc

Dạy trẻ thông minh sớm là mong mỏi của không ít bậc phụ huynh trên hành trình nuôi dạy con. Việc hiểu đúng về phương pháp dạy trẻ thông minh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ba mẹ trong quá trình dạy con khôn lớn. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp các phương […]
Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ