Phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì? Văn hóa phá cỗ tại Việt Nam

4.204 lượt xem

Một trong những hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu đó chính là phá cỗ. Đây là khoảnh khắc quý giá của gia đình và bạn bè khi được quây quần, cùng nhau tận hưởng vị thơm ngon của miếng bánh trung thu, vị đắng đắng của ly trà xanh. Vậy phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Trung thu đang đến rất gần, các bé hãy cùng Babilala đón chờ nhiệm vụ đặc biệt từ thầy cô. Đừng quên ôn tập từ vựng trên phần mềm Babilala và chú ý thông báo trong nhóm lớp để cập nhật nhiệm vụ sớm nhất.

1. Tìm hiểu phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì?

Trước khi tìm kiếm câu trả lời “phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phong tục phá cỗ Trung thu:

1.1. Truyền thống phá cỗ Trung thu tại Việt Nam

Phá cỗ Trung thu là một hoạt động truyền thống diễn ra vào dịp Tết Trung thu 15/8 (âm lịch) hằng năm. Hoạt động này thường diễn ra vào buổi tối, mỗi gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ bao gồm bánh trung thu, hoa quả, bánh kẹo cùng những món đồ chơi dân gian như: đèn ông sao, đèn lồng hay những chiếc mặt nạ nhiều màu sắc.

Tìm hiểu phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì?

Phá cỗ trong ngày Trung thu trở nên một nét văn hóa truyền thống

Người lớn sẽ ngồi ở hiên nhà hoặc ban công để có thể thưởng bánh, uống trà và cùng nhau ngắm trăng. Còn những đứa trẻ sẽ cầm trên tay những chiếc đèn ông sao, đeo lên chiếc mặt nạ chú Cuội cùng nhau nghêu ngao khắp con phố. Chính những điều đó đã tạo nên không khí của một buổi phá cỗ Trung thu trọn vẹn.

1.2. Vậy hoạt động phá cỗ tiếng Anh là gì?

Ở phương Tây, người dân không đón tết Trung thu như một số nước châu Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Vậy phá cỗ trung thu tiếng Anh là gì? Vì không có từ gốc để miêu tả hoạt động này, mà chỉ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Nên khi học tiếng Anh về chủ đề Trung thu, hoạt động phá cỗ tạm dịch là: To eat traditional Mid-Autumn specialities.

Cùng bé học tiếng Anh chủ đề trung thu:

>> Bánh Trung thu tiếng Anh là gì? Tên các loại bánh trong tiếng Anh

>> Tết trung thu tiếng Anh và từ vựng chủ đề trung thu cho bé

1.3. Ý nghĩa của phong tục phá cỗ Trung thu

Vừa rồi, các bé đã cùng thầy cô tìm hiểu phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì? Vậy ý nghĩa thực sự của phong tục truyền thống này các con đã biết chưa?

Phong tục trông trăng hàng năm diễn ra vào ngày Tết Trung thu, ngoài việc mong muốn chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ, trọn vẹn cúng trời đất cùng ông bà tổ tiên cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, gia đình bình yên, ấm no. Mà còn đem lại niềm vui tiếng cười cho những bạn nhỏ, thời gian quây quần gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa của phong tục phá cỗ Trung thu

Trung thu là thời gian quây quần gắn kết tình cảm

Theo quan niệm dân gian, trăng rằm tháng Tám giúp con người nhận được những tín hiệu báo trước về mùa màng, vận mệnh đất nước. Ông bà ta cho rằng nếu trăng có màu vàng báo hiệu cho một năm mùa màng tốt tươi, màu cam có nghĩa là đất nước sẽ bình an không thiên tai hoạn nạn.

Bởi vậy phong tục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người con Việt Nam từ già trẻ gái trai. Đó là lý do mà không ai có thể bỏ lỡ khoảnh khắc được cảm nhận không khí của đêm trăng rằm.

2. Những hoạt động diễn ra trong buổi phá cỗ Trung thu

Tết Trung thu là dịp lễ quan trọng của người Việt, vì vậy việc chuẩn bị cũng được lưu tâm và chăm chút. Hãy cùng khám phá những hoạt động diễn ra trong tiệc phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì? Điều này sẽ giúp bé tăng thêm vốn từ vựng tiếng Anh chủ đề Trung thu.

2.1. Trang trí và chuẩn bị hoa quả – Decorate and prepare fruit

Trang trí nhà cửa và chuẩn bị mâm hoa quả là điều cơ bản nên chuẩn bị để đón Trung thu, tạo không khí ấm cúng. Không gian trong nhà sẽ được điểm thêm những chiếc đèn lồng đa dạng về hình dáng, màu sắc.

Những hoạt động diễn ra trong buổi phá cỗ Trung thu

Treo đèn lồng, chuẩn bị hoa quả là điều không thể thiếu mỗi dịp Trung thu

Cùng với mâm quả gồm năm loại hoa quả đặc trưng của mùa Thu như: bưởi, na, mận, nhãn và hồng. Ngoài ra nếu các mẹ khéo tay một chút thì có thể biến tấu những quả bưởi thành chú chó bông trắng rất dễ thương.

2.2. Trò chơi dân gian cổ truyền – Folk games

Trò chơi dân gian là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho trẻ nhỏ tham gia trong ngày hội Trung thu. Một vài gợi ý tưởng nhỏ dành cho các cha mẹ, ví dụ như: bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, một hai bà, chơi chuyền,… Đây đều là các trò chơi đơn giản bổ ích giúp con rèn luyện khả năng linh hoạt, uyển chuyển; đồng thời tạo môi trường vui chơi lành mạnh, sáng tạo cho con.

2.3. Rước đèn – Lantern parade

Đây là một trong các hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ trong đêm hội trăng tròn. Những chiếc đèn được tạo nên từ chính đôi bàn tay của bé, tận dụng các nguyên liệu như: giấy màu, chai nhựa hay khung tre. Điều này giúp con vừa có trải nghiệm, vừa kích thích khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.

2.4. Múa lân – Lion dance

Hoạt động múa lân trong tiệc phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì? Là Lion dance, thường có nguyên một đội sẽ thực hiện các động tác múa uyển chuyển đặc trưng.

Múa lân ngày tết trung thu

Đội múa lân cùng chú Tễu là hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp Tết Đoàn viên

Hầu hết hiệu ứng của múa lân đem lại thường rất náo nhiệt, vui vẻ kết hợp với những chú Cuội, ông Địa có chiếc mặt nạ nhiều màu sắc. Tất cả tạo nên không gian tràn ngập tiếng cười, vui nhộn và ý nghĩa.

2.5. Tặng quà – Give a gift

Tương tự những dịp lễ khác trong năm tại Việt Nam, Trung thu người lớn thường chuẩn bị những món quà nhỏ dành cho trẻ nhỏ. Món quà có thể là bánh trung thu, bánh kẹo hay đơn giản chỉ là một chiếc đèn lồng nhỏ nhắn. Bên cạnh giá trị vật chất từ món quà đem lại, ở đó còn chứa đựng tình cảm của cha mẹ, ông bà dành con cháu mình.

3. Phong tục phá cỗ Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc có khác nhau không?

Nhìn chung, tục ngắm trăng của Việt Nam và Trung Quốc có đôi điều khác biệt nhau. Đối với Trung Quốc, vào ngày trăng rằm tháng Tám họ thường có thói quen ra đường cùng nhau ngắm trăng. Với họ tết Trung thu là dịp người dân tổ chức ăn mừng một vụ mùa bội tốt tươi và là cơ hội nên duyên của nhiều cặp đôi tại đất nước tỷ dân này.

Còn tại Việt Nam ý nghĩa của sự suy vầy và mối gắn kết giữa các thành viên trong gia đình càng trở nên thiêng liêng và quý giá. Những câu chuyện chị Hằng, chú Cuội được truyền tai từ thế hệ này tới thế hệ khác bằng lời kể của cha mẹ, ông bà. Chắc hẳn mỗi người con đất Việt đều lớn lên bằng câu chuyện dân gian và tiếp tục truyền thông điệp ý nghĩa đó tới những thế hệ mai sau.  

Cũng tương tự Việt Nam, các hoạt động múa lân hay rước đèn thường xuyên được tổ chức trong dịp Tết Trung thu của người Trung. Tuy nhiên, họ thường treo những chiếc đèn lồng đỏ trước hiên nhà vì tin rằng màu đỏ sẽ đem lại sự may mắn, sung túc cho gia đình mình. Còn tại Việt Nam, đèn lồng thường đa dạng màu sắc, hình dạng phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ.

Bài viết đã giúp bé trả lời được thắc mắc “phá cỗ Trung thu tiếng Anh là gì”. Đồng thời chia sẻ những điều thú vị xoay quanh phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Hy vọng đây là nguồn tư liệu bổ ích giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức một cách toàn diện.

Đăng ký học
Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ