Cách dạy con học lớp 1 và 3 mục tiêu kỹ năng trẻ cần đạt
Dạy con học tại nhà không phải là điều dễ dàng đối với ba mẹ, đặc biệt là giai đoạn con bắt đầu bước chân vào bậc Tiểu học. Không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu để tìm ra cách dạy con học lớp 1. Hiểu được khó khăn của cha mẹ, Babilala cung cấp cẩm nang về cách dạy bé học lớp 1 hiệu quả, tối ưu trong bài viết dưới đây.
CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG
(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
Nội dung chính
1. Chương trình lớp 1 có bao nhiêu môn học?
Trước khi lựa chọn cách dạy con học, cha mẹ cần tìm hiểu về chương trình học của con. Vậy lớp 1 học những môn gì?
Nhìn chung, đối với chương trình lớp 1 các bé sẽ học:
– Môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất và Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật).
– Môn tự chọn: Ngoại ngữ.
– Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.
Số tiết học trong chương trình học lớp 1 tuân thủ theo văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
Đánh giá chung: chương trình lớp 1 năm học 2024 – 2025 có nhiều thay đổi về môn học so với chương trình lớp 1 những năm về trước. Một số thay đổi có thể kể đến đó là giảm khối lượng và số lượng môn học lý thuyết, thay vào đó tăng cường những môn học mang tính trải nghiệm thực tế cho bé.
Thời gian biểu về chương trình học lớp 1 của bé
Chuyển cấp từ mầm non lên bậc tiểu học là giai đoạn đầy bỡ ngỡ và khó khăn với nhiều bé. Các bậc cha mẹ làm thế nào để giúp con có một hành trang tốt để bước vào một môi trường học tập mới? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong phần 2 – Những kỹ năng trẻ cần có khi bước vào lớp 1.
Xem thêm:
>> Toán tiếng Anh lớp 1: Chương trình học và các dạng bài tập cơ bản
>> 50 bài toán lớp 1 cơ bản và nâng cao cho bé ôn tập hè
2. Những kỹ năng trẻ cần có khi bước vào lớp 1
Trước khi xác định cách dạy con học lớp 1, cha mẹ cần tìm hiểu về chương trình học của các môn học và trả lời cho câu hỏi “Con cần những kỹ năng gì để có thể theo được chương trình các môn học?”. Và dưới đây là những kỹ năng mà con cần trang bị trước:
2.1. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là khả năng nhìn nhận sự việc và hiện tượng trong cuộc sống một cách chi tiết và có chủ đích. Kỹ năng này giúp bé học hỏi được nhiều điều hơn trong cuộc sống về con người, sự vật xung quanh. Điều này giúp con nâng cao vốn sống, trở nên tự tin hơn để dễ dàng bắt nhịp với việc học lớp 1 tại trường.
Kỹ năng quan sát giúp con dễ bắt nhịp với việc học ở trường
Cách rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ:
Cha mẹ có thể cho bé quan sát số lượng những đồ vật quen thuộc trong gia đình như: bàn, ghế, chén bát, tủ kệ,… hay so sánh kích thước của những vật thể xung quanh để rèn luyện tốt kỹ năng này.
2.2. Kỹ năng tập trung
Kỹ năng tập trung được hình thành khi con người quan tâm và chú ý vào một sự vật, sự việc duy nhất; và hoàn toàn “quên” đi các yếu tố xung quanh. Đây được coi là chìa khóa thành công trong mọi công việc.
Cách rèn luyện kỹ năng tập trung cho trẻ:
– Làm từng việc nhỏ: Bố mẹ hãy hướng dẫn con tập trung làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định để rèn luyện khả năng tập trung.
– Loại bỏ những yếu tố “gây nhiễu”: đảm bảo không gian học tập của con không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game trong quá trình học tập.
– Áp dụng trò chơi ghép hình: Ghép hình là một trong những trò chơi rèn luyện trí tuệ tốt nhất cho trẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn yêu cầu trẻ tập trung cao độ và có sự kiên nhẫn để hoàn thành công việc.
2.3. Ngồi học đúng tư thế
Đây là kỹ năng rất quan trọng mà bé cần có khi mới bước vào môi trường học tập thực sự. Việc ngồi học đúng cách không chỉ giúp nâng cao hiệu quả học tập mà còn bảo vệ sức khỏe cho con. Bởi ngày nay có khá nhiều bệnh lý liên quan tới việc ngồi sai tư thế như: lệch cột sống, cận thị,… xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Tư thế ngồi học đúng cho bé
Cha mẹ có thể cho con xem bức tranh hoặc video hướng dẫn tư thế ngồi học đúng và cùng con rèn luyện hàng ngày. Điều này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho con.
3. Cách dạy con học lớp 1 hiệu quả tại nhà
Sau khi bé được trang bị những kỹ năng cần thiết, để giúp mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui. Chúng tôi sẽ mách nhỏ cho quý phụ huynh cẩm nang dạy con học lớp 1 hiệu quả và tối ưu tại nhà.
3.1. Dạy bé làm quen với bảng chữ cái, chữ số
Đây là điều cơ bản cũng như quan trọng nhất mà ba mẹ cần từng bước hướng dẫn con trong quá trình dạy bé học lớp 1. Bố mẹ có thể sử dụng một số bài hát kết hợp cùng những hình ảnh vui nhộn để giúp con tiếp thu nhanh hơn. Từ đó, bé có thể dễ dàng nhận biết mặt chữ, con số.
Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2024
Cho bé tiếp xúc với chữ cái và con số trước khi bước vào lớp 1
Hơn nữa, việc sử dụng hình ảnh trong quá trình học cũng sẽ giúp con hào hứng hơn. Vậy nên, ba mẹ hãy thử áp dụng, hiệu quả học tập của con sẽ được cải thiện đáng kể.
3.2. Sử dụng các vật dụng hỗ trợ
Việc sử dụng các vật dụng xung quanh làm công cụ học tập sẽ giúp bé dễ hiểu hơn trong các bài học của môn Toán và tiếng Việt. Bố mẹ hãy sử dụng những vật dụng quen thuộc như: viên bi, xe đồ chơi, bánh, kẹo,… để con học từ vựng cũng như phép tính cộng, trừ. Đây cũng được xem là cách dạy trẻ học hiệu quả và phổ biến.
3.3. Thay đổi hình thức học đa dạng
Thay vì cho con học theo kiểu truyền thống (thông qua sách, vở). Ba mẹ nên dạy bé bằng những câu đố, những tình huống thực tế gần gũi, kèm ví dụ minh họa sinh động. Ví dụ như khi bé có 8 chiếc bánh, bố mẹ cho bé thêm 2 chiếc bánh, và hỏi bé lúc này có bao nhiêu chiếc bánh. Điều này sẽ giúp tạo hứng thú, hạn chế tình trạng con cảm thấy nhàm chán khi học cùng ba mẹ tại nhà.
3.4. Phân bổ lượng kiến thức phù hợp
Việc phân bổ lượng kiến thức học mỗi ngày tại nhà là rất quan trọng. Bởi bé không thể nào dung nạp quá nhiều nội dung trong một ngày. Việc học thuộc bảng chữ cái hay những phép tính cộng trừ trong phạm vi chương trình lớp 1 đòi hỏi bố mẹ và bé phải có sự kiên nhẫn, tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra việc luyện tập hàng ngày sẽ giúp bé nhanh chóng thành thạo việc đọc, đánh vần hay tính nhẩm các phép tính.
3.5. Không tiếc lời khen
Với tâm lý của trẻ, lời khen có ý nghĩa rất lớn tới quá trình học tập. Đặc biệt là trong giai đoạn bé chuyển từ môi trường mầm non lên Tiểu học. Tận dụng lời khen đúng lúc khi bé đọc, đánh vần tốt, nhớ đúng mặt chữ hay thực hiện đúng phép tính,… Khi bé có sai sót hay quên nội dung học nên hạn chế quát mắng trẻ mà thay vào đó là động viên khích lệ. Điều này sẽ tạo động lực, cơ sở để bé tiếp tục phát triển tốt hơn. Con sẽ tự tin hơn vào bản thân, vì biết rằng mình luôn có bố mẹ cạnh bên.
Mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh nắm được cách dạy con học lớp 1. Chúc ba mẹ áp dụng thành công. Babilala sẽ luôn đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình xây dựng tiền đề vững chắc trong suốt những năm tháng đầu đời của trẻ.