6 kỹ năng giao tiếp cho trẻ quan trọng cần trang bị sớm

638 lượt xem

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là điều vô cùng quan trọng cần được cha mẹ quan tâm từ sớm. Để có thể hình thành kỹ năng này là cả một quá trình rèn luyện và áp dụng phương pháp phù hợp. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với cha mẹ 6 kỹ năng giao tiếp cần thiết nhất, nên trang bị sớm cho trẻ.

1. Kỹ năng giao tiếp cho trẻ là gì?

Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội cơ bản nhất của mỗi người. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh để thu thập thông tin, thấu hiểu và tạo dựng vòng kết nối.

Các cấp độ giao tiếp của trẻ được phát triển dần theo độ tuổi. Khi vừa ra đời, các con sẽ giao tiếp thông qua mắt, các cử động của chân tay; đặc biệt là tiếng khóc,… Khi bước tới giai đoạn 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp; thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như: ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, nét mặt,…

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ là gì?

Giao tiếp là một kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ cần trang bị cho trẻ từ sớm

Chính vì vậy, có thể coi giao tiếp là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển. Việc dạy kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để có cách cư xử lịch sự, lễ phép. Đồng thời thể hiện được quan điểm, cá tính cá nhân; kết nối bản thân với bạn bè, mọi người xung quanh. Ngoài ra, dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ tạo tiền đề để trẻ phát triển tư duy phản biện và các kỹ năng sống cần thiết khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm người lãnh đạo; kỹ năng xử lý tình huống,…

2. Top 6 kỹ năng quan trọng nhất trong giao tiếp cần trang bị sớm cho trẻ

Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp đã được lồng ghép trong chương trình học mầm non. Dưới đây là những kỹ năng giao tiếp cho trẻ nên được chú trọng, cha mẹ hãy cùng theo dõi.

2.1. Nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng thời điểm

Nói lời cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng khi bố mẹ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Thói quen nói lời cảm ơn khi nhận quà hay được người khác giúp đỡ cần được cha mẹ dạy cho bé từ sớm. Một lời cảm ơn chân thành sẽ giúp con nhận được sự tôn trọng, yêu mến từ mọi người xung quanh.

Hướng dẫn trẻ nỏi lời cảm ơn

Các tình huống sử dụng lời cảm ơn

Tương tự, lời xin lỗi được xem là thước đo đánh giá mức độ nhận thức hành vi của bản thân có phần sai sót, ảnh hưởng tới đối phương. Biết nhận lỗi là thói quen tốt giúp trẻ trở thành người văn minh lịch sự và có tác động tích cực đến quá trình phát triển tính cách của trẻ.

Dạy trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi

Biết nhận lỗi là thói quen tốt giúp trẻ trở thành người văn minh lịch sự

2.2. Giao tiếp với người lớn tuổi

Trẻ cần học cách xưng hô đúng mực, đúng vai vế khi giao tiếp với người lớn. Đây được coi là một chuẩn mực giao tiếp cơ bản mà cha mẹ cần quan tâm đầu tiên. Với bất kỳ người lớn nào, bố mẹ cũng nên dạy trẻ nói chuyện một cách tôn trọng, lịch sự, dạ thưa.

Cách xưng hô, nói chuyện với người lớn tuổi cần đúng mực

Minh họa một số tình huống giao tiếp với gia đình, họ hàng, người lớn tuổi trong gia đình

Có không ít bé có thói quen gật đầu hay lắc đầu, hay thậm chí là trả lời trống không. Bố mẹ cần quan sát và hướng dẫn bé cách trả lời phù hợp một cách chậm rãi và kiên nhẫn. Ngoài ra, cha mẹ cũng là tấm gương để con noi theo. Hãy làm gương cho trẻ, nói chuyện với cha mẹ, ông bà một cách nhẹ nhàng, lịch sự, ôn hòa để bé học theo.

2.3. Khi gặp chuyện khúc mắc

Khi gặp một điều gì đó khúc mắc, trẻ nhỏ thường có xu hướng khóc lóc; thậm chí là gục xuống nơi đông người. Điều này làm ảnh hưởng tới công việc và tâm trạng của mọi người xung quanh.

Minh họa một số tình huống giao tiếp khi gặp chuyện khúc mắc
Vì vậy, một trong các kỹ năng mà con cần rèn luyện là kỹ năng bình tĩnh khi gặp chuyện khó khăn. Cha mẹ hãy hướng dẫn con cách điều chỉnh cảm xúc; giữ thái độ bình tĩnh, lên tiếng nếu cần sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

2.4. Thể hiện tình cảm trong dịp đặc biệt

Là kỹ năng giao tiếp cho trẻ mà ba mẹ nên chú trọng và quan tâm. Không chỉ đóng vai trò rèn luyện khả năng vận dụng ngôn ngữ giao tiếp còn giúp con thể hiện tình cảm thông qua lời nói đối với người xung quanh vào những dịp đặc biệt.

Hướng dẫn trẻ cách thể hiện tình cảm trong dịp đặc biệt

Minh họa một số tình huống giao tiếp trong các ngày đặc biệt

Hãy dạy cho con giữ thái độ lịch sự, lễ phép, thể hiện trọn vẹn tình cảm của bản thân đối với người thân vào những ngày lễ đặc biệt như: sinh nhật, Ngày của bố, Ngày của mẹ,….

2.5. Tự tin giữa đám đông

Kỹ năng này giúp trẻ tự tin giao tiếp trong quá trình trao đổi với bạn bè, thầy cô; đặc biệt là nơi đông người. Cha mẹ có thể rèn sự tự tin cho con bằng cách hướng dẫn con cách bày tỏ quan điểm cá nhân hay cho con tham gia các cuộc thi để trở nên mạnh dạn hơn.

Kỹ năng nói chuyện giữa đám đông giúp trẻ tự tin hơn

Các tình huống giao tiếp với xã hội mà bé thường gặp

Tâm lý khi mới bắt đầu đi học con sẽ rụt rè, ngại ngùng do thay đổi môi trường giao tiếp giữa ở nhà với trường học. Vì vậy, phụ huynh nên động viên khích lệ để con cảm thấy tự tin, thoải mái và vui vẻ.

2.6. Lắng nghe đối phương

Bên cạnh việc bộc lộ qua lời nói, lắng nghe cũng là kỹ năng giao tiếp cho trẻ nên được rèn luyện sớm. Con nên biết cách lắng nghe kỹ lưỡng, tôn trọng quan điểm của người khác.

Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp cần thiết mà trẻ cần phải học

Những điều chú ý khi nói chuyện với người khác

Trong trường hợp, bé muốn đưa ra ý kiến riêng của mình, thì đầu tiên cần nghe hết lời người khác sau đó mới đưa ra ý kiến của mình. Tránh tình trạng ngắt lời, chen ngang lời người khác. Hãy dạy cho trẻ kỹ năng đặt vấn đề, không nên chỉ trích ý kiến của người khác. Từ đó giúp con phát triển nhân cách một cách toàn diện.

3. Các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ

Để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, cha mẹ hãy tham khảo một số phương pháp sau đây:

3.1. Xây dựng môi trường giao tiếp cho trẻ

Cha mẹ nên tạo môi trường giao tiếp lành mạnh và phù hợp để con thực hành. Bằng cách dành nhiều thời gian để cùng trò chuyện, lắng nghe những suy nghĩ của con; hướng dẫn con đặt câu hỏi và giải đáp các thắc mắc để giúp con tích lũy thêm nhiều thông tin. Quá trình trò chuyện cũng là cơ hội để trẻ học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

3.2. Khuyến khích trẻ đọc truyện

Động viên trẻ kể chuyện, đọc thơ để phát huy khả năng giao tiếp của bản thân là phương pháp cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, hoạt động này cũng được trẻ vô cùng thích thú và hào hứng tham gia.

Thông qua các câu chuyện và bài thơ con vừa có thể rèn luyện cách lắng nghe, ghi nhớ; vừa gia tăng vốn từ và khả năng vận dụng ngôn từ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Đồng thời rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để chuẩn bị bước vào bậc Tiểu học.

3.3. Phát triển tư duy thông qua các trò chơi trí tuệ

Các món đồ chơi đòi hỏi tính tư duy cao mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, trong đó có khả năng giao tiếp. Đây chính là môi trường phát triển tư duy lành mạnh và có thể kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo giúp não bộ vận hành linh hoạt.

Do vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con chơi các đồ chơi như: ghép hình, cờ vua, đồ chơi rút gỗ,… bé vừa có thời gian vui chơi vừa rèn luyện óc suy luận.

Như vậy, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết và nên được chú trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp rèn luyện đúng để giúp con phát triển bản thân một cách tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội sau này.

Đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ