Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2024

168.525 lượt xem

Học bảng chữ cái tiếng Việt ngay từ nhỏ là điều rất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng nghe nói trong giao tiếp và hình thành phản xạ ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh tỏ ra khá bối rối trong việc hướng dẫn trẻ. Trong bài viết này, thầy cô sẽ cung cấp thông tin về bảng chữ cái, đồng thời hướng dẫn phương pháp học bảng chữ cái hiệu quả dành cho bé.

50 SUẤT DUY NHẤT!

Học bổng hè 58% khóa tiếng Anh cho bé BABILALA

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt

Khi không có phương pháp và kĩ năng kèm con học sẽ khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc hỗ trợ con học chữ cái tiếng Việt. Trước tiên, nhằm tạo sự vui vẻ và đam mê việc học, phụ huynh nên nắm vững một số thông tin dưới đây:

1.1. Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Bảng chữ cái được định nghĩa là một tập hợp nhiều ký hiệu, mỗi ký hiệu thường đại diện cho một âm vị trong ngôn ngữ nói. Tương tự, bảng chữ cái tiếng Việt là tập hợp các ký hiệu theo chữ Latinh; được sử dụng nhằm mục đích tạo thành chữ có nghĩa và ghi chép lại cách phát âm của người Việt dưới dạng văn bản.

Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Khái niệm về bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái đó sau này chính là chữ Quốc ngữ lần đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 1618 cho đến 1625 bởi Alexandre de Rhodes – nhà ngôn ngữ học người Pháp và nhiều người khác với mục đích truyền giáo vào Việt Nam. Qua nhiều lần sửa đổi và cải tiến, đến những năm thuộc thế kỷ 19 chữ Quốc Ngữ ngày càng thông dụng và trở thành văn tự chính thức của Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay.

1.2. Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái?

Năm 2024, theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái (bao gồm các nguyên âm đơn, phụ âm đơn), 10 chữ số và 5 loại dấu thanh như sau:

  • 29 chữ cái: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
  • 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
  • 5 loại dấu thanh: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . )

Đây là kiến thức căn bản mà mỗi học sinh lớp 1 cần phải nắm vững trong quá trình học tập và rèn luyện.

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái?

Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục năm 2024

Đều bắt nguồn từ tiếng Latinh, tuy nhiên bảng chữ cái tiếng Việt có một số khác biệt so với bảng chữ cái tiếng Anh cả về số lượng và thành phần chữ cái trong bảng. Trong bảng tiếng Việt có xuất hiện của một số chữ cái như: ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư – đều có dấu. Đây là điều đặc biệt vì chỉ có tiếng Việt mới xuất hiện các nguyên âm phụ âm có thanh điệu luyến láy.

3 – 5 tuổi chính là giai đoạn vàng để bé học ngôn ngữ, ba mẹ đừng bỏ lỡ:

>> Cách dạy bảng chữ cái tiếng Anh dành cho bé 4 tuổi hiệu quả nhất

>> 5 bài hát tiếng Anh cho bé 3 tuổi “thuộc làu làu” bảng chữ cái

1.3. Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn xác nhất

Trong một vài năm trở lại đây, có một số cải cách giáo dục được đưa ra và áp dụng với chương trình dạy và học ở bậc Tiểu học. Vì vậy, có khá nhiều thay đổi trong cách phát âm bảng chữ cái mà phụ huynh có thể bỏ lỡ.

Bảng dưới đây sẽ liệt kê chi tiết cách phát âm đúng chữ cái theo chương trình đổi mới hiện nay:

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn xác

Một số thay đổi trong cách phát âm chữ cái (K) và (Q):

Trước đây ở lứa tuổi của các phụ huynh thường phát âm chữ cái (K) là /ca/, chữ cái (Q) là /quy/. Tuy nhiên, tới năm nay bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi phát âm hai chữ cái đó lần lượt thành /cờ / và /cu /. Phụ huynh khi dạy con học bảng chữ cái cần hết sức lưu ý điều này.

1.4. Tổng hợp các nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Nắm vững kiến thức liên quan tới nguyên âm, phụ âm giúp trẻ tiếp thu bảng chữ cái một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.4.1. Nguyên âm tiếng Việt

Là những âm khi ta đọc luồng khí từ thanh quản tới môi không gặp phải trở ngại nào. Các nguyên âm có khả năng đứng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phụ âm khác thành tiếng hoàn chỉnh.

Trong tiếng Việt ghi nhận có 12 nguyên âm đơn đó là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 3 nguyên âm đôi là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

1.4.2. Phụ âm tiếng Việt

Trái với định nghĩa nguyên âm, phụ âm là những âm khi ta đọc luồng khí từ thanh quản tới môi gặp cản trở và không tạo thành tiếng. Chính vì vậy mà phụ âm không thể đứng một mình riêng lẻ được. Đây cũng là một dấu hiệu phân biệt rõ ràng giữa nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt.

Liệt kê các phụ âm tiếng Việt: b, c, d,đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. Trong số này, có một số phụ âm có thể kết hợp với nhau tạo thành phụ âm đôi như là: th, ph, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh và phụ âm ba là ngh.

Khi kết hợp các nguyên âm, phụ âm với nhau thì tiếng Việt có bao nhiêu từ? Câu trả lời là không thể kể hết được, chính điều này đã tạo nên sự giàu đẹp của ngôn ngữ Việt.

1.5. Chữ cái tiếng Việt có mấy cách viết

Thông thường, các chữ cái tiếng Việt thường được thể hiện theo hai thể chính đó là: thể chữ in và thể chữ thảo. Thể chữ in thông dụng hơn, thường được bắt gặp trong các ấn phẩm đại chúng như: sách giáo khoa, báo, trang web, sách, tài liệu đại chúng, truyền hình. Các chữ cái được viết tách rời, không có liên kết giữa các chữ với nhau.

Chữ cái tiếng Việt có mấy cách viết

Cách viết bảng chữ cái tiếng Việt theo thể chữ in

Còn đối với thể chữ thảo thường bắt gặp trong chương trình đào tạo cấp Tiểu học, kiểu chữ này dễ viết có sự nối liền giữa các chữ cái trong một từ. Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đã từng dành rất nhiều thời gian để làm quen và học cách viết thể chữ này.

Bảng chữ cái tiếng Việt theo thể chữ thảo

Cách viết bảng chữ cái tiếng Việt theo thể chữ thảo

Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết mọi người sẽ pha trộn hai thể chữ này với nhau trong quá trình viết một nội dung hay một văn bản nào đó.

2. Mẹo hay giúp trẻ học và ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt nhanh chóng và hiệu quả.

Lựa chọn phương pháp học thích hợp sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh và đem lại hiệu quả rất tốt. Cha mẹ nên ưu tiên những cách tiếp cận gần gũi, tạo hứng thú cho trẻ và tạo điều kiện thúc đẩy trẻ ghi nhớ tốt hơn. Để từ đó, con có cơ hội phát triển toàn diện cả về não bộ và thị giác.

2.1. Lựa chọn thời gian thích hợp để dạy bé học

Lựa chọn thời gian học thích hợp sẽ kích thích khả năng ghi nhớ bảng chữ cái của trẻ. Trong một ngày, có bốn thời điểm vàng thích hợp nhất chính là:

– Khi bé vừa thức dậy.

– Khoảng thời gian từ 7 giờ tới 10 giờ sáng.

– Từ 6 giờ tối tới 8 giờ 30 tối.

– Thời gian một giờ trước khi bé đi ngủ.

Do tâm lý của con vẫn còn khá ham chơi, chưa tập trung nhiều nên cha mẹ cũng nên cân đối thời gian học kéo dài từ 10 – 15 phút để không làm ảnh hưởng tâm lý của con.

2.2. Kiên trì khi dạy bé bảng chữ cái

Việc học bảng chữ cái luôn là thử thách đầu đời của hầu hết các bé, vì vậy sự đồng hành của cha mẹ là điều hết sức quan trọng. Đóng vai trò như một người thầy, người bạn cùng con chinh phục những mục tiêu nhỏ từ học phát âm, học thuộc, nhận biết chữ cái. Học ngôn ngữ là một hành trình dài, nhiều thử thách nên cần sự kiên trì nỗ lực không nhỏ của cả bố mẹ và trẻ.

2.3. Tham khảo các bài hát chủ đề chữ cái

Các bài hát thiếu nhi theo chủ đề chữ cái là lựa chọn lý tưởng nhằm giúp con bước đầu làm quen với chữ cái và cách phát âm. Với ưu điểm về ca từ, nội dung, hình ảnh sinh động, chắc chắn sẽ gây được sự chú ý tập trung ở trẻ.

Cha mẹ chỉ cần gõ từ kiếm “bang chu cai” trên thanh công cụ tìm kiếm Youtube sẽ có hàng loạt kết quả hiển thị. Từ đó có thêm nhiều lựa chọn cho con trong quá trình học.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về bảng chữ cái tiếng ViệtBabilala tổng hợp. Hy vọng, có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc đồng hàng cùng con trong quá trình làm quen và phát triển ngôn ngữ.

Bài viết liên quan
Cập nhật nội dung & những thay đổi trong chương trình lớp 1 mới

Cập nhật nội dung & những thay đổi trong chương trình lớp 1 mới

Lớp 1 – lớp đầu tiên của cấp Tiểu học chính là cột mốc quan trọng của đời học sinh bởi nó góp phần quyết định thái độ và niềm yêu thích học tập của trẻ. Trong những năm gần đây, chương trình lớp 1 mới có nhiều thay đổi. Dưới đây, chúng tôi sẽ […]
Tìm hiểu nội dung các môn học trong chương trình học lớp 2 mới

Tìm hiểu nội dung các môn học trong chương trình học lớp 2 mới

Chương trình học lớp 2 hiện được triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với chương trình mới, học sinh lớp 2 sẽ sử dụng bộ sách giáo khoa mới. Vậy, các em sẽ học những môn gì? Khối lượng và nội dung kiến thức thay đổi như thế nào? Hãy cùng […]
Dạy trẻ thông minh sớm: 5 phương pháp và 3 cuốn sách nên đọc

Dạy trẻ thông minh sớm: 5 phương pháp và 3 cuốn sách nên đọc

Dạy trẻ thông minh sớm là mong mỏi của không ít bậc phụ huynh trên hành trình nuôi dạy con. Việc hiểu đúng về phương pháp dạy trẻ thông minh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ba mẹ trong quá trình dạy con khôn lớn. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp các phương […]
Cách dạy con học lớp 1 và 3 mục tiêu kỹ năng trẻ cần đạt

Cách dạy con học lớp 1 và 3 mục tiêu kỹ năng trẻ cần đạt

Dạy con học tại nhà không phải là điều dễ dàng đối với ba mẹ, đặc biệt là giai đoạn con bắt đầu bước chân vào bậc Tiểu học. Không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu để tìm ra cách dạy con học lớp 1. Hiểu được khó khăn của cha mẹ, Babilala […]
Top 5 app tra từ điển tiếng Anh miễn phí tốt nhất cho bé

Top 5 app tra từ điển tiếng Anh miễn phí tốt nhất cho bé

Từ điển luôn là một công cụ hữu dụng trong quá trình học tập một ngôn ngữ mới. Nhờ từ điển, các em có thể cải thiện được nguồn từ vựng, chính tả của mình. Bố mẹ đang muốn tìm cho bé một vài app tra từ điển tiếng Anh thông minh, hiệu quả mà […]
15 dạng bài tập toán lớp 3 trọng tâm nhất (kèm 80 bài tập)

15 dạng bài tập toán lớp 3 trọng tâm nhất (kèm 80 bài tập)

Trong chương trình toán lớp 3, dạng toán về phần số và bài toán có lời văn sẽ có độ khó, phạm vi rộng hơn toán lớp 2. Ngoài ra, học sinh sẽ được tiếp cận với những kiến thức mới như: chữ số La mã, bảng đơn vị đo độ dài, hình tròn, hình […]
Đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ