6 loại đồ chơi toán học giúp trẻ phát triển vượt trội tư duy

1.226 lượt xem

Đồ chơi toán học là một công cụ mang đến cho trẻ rất nhiều lợi ích trong quá trình phát triển tư duy và trí tuệ. Bằng cách sử dụng các loại đồ chơi này, con có thể được trang bị nhiều kiến thức và có khả năng suy luận logic ngay từ khi còn ở cấp mầm non. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ danh sách đồ chơi toán học dành cho trẻ mầm non và những lợi ích tuyệt vời của chúng. Hãy cùng tham khảo.

CHÀO HÈ RỘN RÀNG – TUNG NGÀN DEAL HOT

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Những đồ chơi toán học kích thích tư duy cho trẻ

1.1. Bảng học đếm số thông minh

Sử dụng bảng học đếm số thông minh, bé có thể trượt những con số trong bảng theo đường có sẵn với thứ tự nhất định, sao cho tạo ra được kết quả chính xác. Từ hoạt động này, trẻ có thể học được cách tính toán, cách di chuyển số một cách logic và tăng hứng thú khi được trải nghiệm học tập thông qua phương pháp này.

1.2. Đồ chơi xếp cốc

Đồ chơi xếp cốc là một trong các loại đồ chơi toán học tự làm mà bố mẹ có thể cho con trải nghiệm. Bố mẹ hãy tô nhiều màu sắc lên từng chiếc cốc, nhằm giúp bé nhận biết và phân biệt được màu sắc, kích thước và trình tự lắp ráp. Đồng thời, ghi những con số lên cốc và yêu cầu trẻ xếp cốc theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại; đây là một cách hỗ trợ bé thuộc được bảng số đơn giản. Món đồ chơi này phù hợp cho các bé từ 2 – 4 tuổi.

1.3. Đồ chơi xếp khối

Xếp khối cũng là một dạng đồ chơi toán học bao gồm các con số, phép tính đầy màu sắc. Ưu điểm này kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho bé giúp bé vừa học vừa chơi một cách đầy hiệu quả. Loại đồ chơi này có thể rèn luyện tư duy và phát triển khả năng sáng tạo cho bé.

Đồ chơi toán học xếp khối kích thích tư duy trẻ

Khi chơi xếp khối con sẽ được rèn luyện tư duy, sáng tạo và tính kiên nhẫn

1.4. Đồ chơi rubik

Một loại đồ chơi toán học khác là rubik mà bố mẹ cũng nên cân nhắc cho bé trải nghiệm. Những thiết kế có màu sắc bắt mắt này, bé vừa rèn luyện được cách phân biệt màu sắc vừa rèn được sự tập trung, tính kiên nhẫn và khả năng tư duy để ghép được đúng màu. Rubik được sản xuất trên thị trường thường có chất liệu an toàn, không độc hại và đạt tiêu chuẩn đồ chơi trẻ em. Do đó, phụ huynh có thể yên tâm khi lựa chọn loại đồ chơi cho con.

1.5. Đồ chơi lắp ráp học đếm số

Với đồ chơi toán học lắp ráp để học đếm số, trẻ có thể làm quen với các con số và phát triển được tư duy cùng khả năng sáng tạo khi muốn ghép các chi tiết lại với nhau. Các hình khối sẽ được in chữ số giúp quá trình học tập của bé trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ lưu ý rằng món đồ chơi này phù hợp với những trẻ đang trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi.

Giúp con giỏi toàn diện Toán và tiếng Anh với Babilala Math. Phương pháp toán tư duy Singapore CPA và mô hình học xoắn ốc giúp cho việc học toán bằng tiếng Anh của trẻ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn trên nền tảng online.

Khởi động ngay với gói khởi đầu chỉ 390.000 đồng!

1.6. Bảng xóa thông minh

Bảng xóa thông minh cũng là một loại đồ chơi toán học được cả bố mẹ và các bé ưa thích. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng bút để viết chữ, viết số, chữ cái theo sở thích. Trẻ có thể sử dụng thanh xóa để tự xóa rất tiện lợi. Ưu điểm này giúp tiết kiệm thời gian cho cả phụ huynh và trẻ, giúp con vừa học vừa chơi một cách dễ dàng. Đồng thời, trẻ cũng có thể tự viết, và làm các phép toán mà trẻ viết ra ngẫu nhiên.

Tham khảo thêm top các trò chơi giúp trẻ phát triển vượt trội tư duy và ngôn ngữ:

>> 5 Món đồ chơi cho bé 2 tuổi giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể chất

>> 5 trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non đơn giản, phổ biến

>> 4 trò chơi luyện đọc phát âm tiếng Anh cho trẻ em hay nhất

2. Lợi ích khi sử dụng đồ chơi toán học cho trẻ mầm non

Đồ chơi toán học có tác dụng rất tốt cho não bộ của bé nếu bố mẹ hướng dẫn con trẻ sử dụng đúng cách và đúng mục đích. Dưới đây là những lợi ích mà các loại đồ chơi này có thể mang đến cho bé:

2.1. Rèn luyện sự tập trung

Những món đồ chơi toán học cho trẻ mầm non thường được in những hình ảnh, màu sắc thu hút hoặc được tạo thành những hình dạng bắt mắt nhằm kích thích trí tò mò của trẻ. Vì thế trẻ có xu hướng tập trung cao độ để chinh phục trò chơi, đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất. Từ đó con vừa có thể rèn luyện sự tập trung vừa có thể luyện được tư duy nhạy bén.

Lợi ích khi sử dụng đồ chơi toán học cho trẻ

Là giải pháp tuyệt vời để trẻ rèn luyện sự tập trung

2.2. Phát triển não bộ

Đây cũng là một phương pháp tuyệt vời giúp con phát triển não bộ của trẻ. Đồ chơi toán học đơn giản nhưng đòi hỏi sự tư duy và yêu cầu trẻ phải suy nghĩ nhiều khi chơi để tìm ra đáp án. Bé suy nghĩ càng nhiều thì não bộ cũng sẽ hoạt động càng nhiều. Từ đó tư duy của trẻ sẽ dần được phát triển một cách có hệ thống hơn. Có thể nói, loại đồ chơi này rất cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời, nhất là ở độ tuổi mầm non.

2.3. Xây dựng nền móng kiến thức cho con

Được làm quen với đồ chơi toán học từ khi còn nhỏ, bé sẽ có được nền tảng toán học nói riêng và kiến thức ứng dụng vào cuộc sống nói chung một cách hữu ích. Việc bé có khả năng tư duy, tập trung và có kiến thức nhất định sẽ là tiền đề kích thích sự hứng thú trong học tập của trẻ.

Trẻ nhớ được những kiến thức này một cách dễ dàng bởi chúng được học trên tinh thần tự nguyện, không bị bố mẹ bắt ép và được ứng dụng vào cuộc sống. Có trải nghiệm thực tế, bé sẽ tự rút ra được bài học cho bản thân.

3. Những lưu ý khi lựa chọn đồ chơi toán học cho bé

3.1. Phù hợp với độ tuổi của con

Đồ chơi toán học là đồ chơi cần sử dụng tư duy và logic mới có thể phát huy được hết công dụng của chúng. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi để hỗ trợ con học tập tại nhà, đồng thời củng cố các kiến thức đã được học với giáo viên. Việc lựa chọn đúng trò chơi cũng giúp con học được nhiều kỹ năng như kỹ năng vận động thô hoặc kỹ năng di chuyển.

3.2. Lựa chọn đồ chơi theo sở thích của trẻ

Trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi những đồ chơi có điểm tương đồng với sở thích của mình. Để con học tập chăm chỉ hơn và tránh cảm thấy nhàm chán, bố mẹ nên chọn những đồ chơi phù hợp với sở thích và giới tính của bé.

Những lưu ý khi lựa chọn đồ chơi toán học cho bé

Lựa chọn đồ chơi theo sở thích giúp bé có nhiều hứng thú hơn trong quá trình học

Ví dụ, hãy chọn đồ chơi có hình ảnh công chúa, hoàng tử, hay các nhân vật hoạt hình cho bé. Đối với những bé trai, bố mẹ có thể chọn các hình ảnh như siêu nhân, con vật (như khủng long, hổ, sư tử…) phương tiện di chuyển, hoặc các loại vũ khí khác nhau… Con sẽ cảm thấy hứng thú hơn nhiều trong quá trình học tập.

3.3. Đảm bảo chất lượng của đồ chơi

Trẻ đang còn ở độ tuổi mầm non do đó khi chọn đồ chơi toán học cho trẻ, bố mẹ cần ưu tiên chất lượng lên hàng đầu, đảm bảo an toàn sức khỏe cho con. Lưu ý hãy chọn những đồ chơi không sắc nhọn, tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của con.

Trên đây là top 6 đồ chơi toán học cho trẻ mầm non và những lưu ý cho bố mẹ khi chọn đồ chơi này một cách hiệu quả. Hãy cho trẻ được thử những loại đồ chơi này để bé được trải nghiệm và phát triển tư duy, trí tuệ nhiều hơn trong quá trình trưởng thành. Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ có thể khơi dậy niềm yêu thích toán học và bổ sung nhiều kiến thức hữu ích cho con trước khi bước vào cấp bậc tiểu học. Đừng quên theo dõi Babilala.vn để cập nhật nhiều nội dung hữu ích về nuôi dạy trẻ!

Đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ