Từ chỉ sự vật là gì? Các ví dụ về từ chỉ sự vật
Từ chỉ sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là một trong những phần kiến thức quan trọng trong tiếng Việt lớp 2. Nắm được từ chỉ sự vật các bé mới có thể học và làm tốt bài tập về từ… Dưới đây, thầy cô sẽ tóm tắt định nghĩa, phân loại từ chỉ sự vật kèm theo các ví dụ dễ hiểu. Ba mẹ và các bé hãy cùng theo dõi.
GIÚP CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG
(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
Nội dung chính
1. Tìm hiểu từ chỉ sự vật là gì?
Những từ chỉ sự vật là một trong nhiều nhóm từ cơ bản trong tiếng Việt. Nhưng với các bé bắt đầu học tiếng Việt để có thể nhận biết thế nào là từ chỉ sự vật là điều không dễ dàng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết và trả lời cho câu hỏi này.
1.1. Sự vật là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, sự vật chỉ những thứ tồn tại được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác. Hay nói một cách khác sự vật là những thứ tồn tại hữu hình mà con người có thể nhận biết được.
1.2. Từ ngữ chỉ sự vật là gì?
Tương tự như cách định nghĩa sự vật là gì? Trong khuôn khổ chương trình lớp 2, từ chỉ sự vật được biết tới là những từ chỉ về một sự vật cụ thể như: con người, đồ dùng vật dụng, cây cối, hiện tượng,…
Từ chỉ sự vật trong tiếng Việt
Cách dùng của các từ chỉ sự vật rất khác nhau, tuy cùng một sự vật hiện tượng nhưng có nhiều cách nói khác nhau. Ví dụ, cùng nói về con mèo trong tiếng Việt ta có thể gọi là con mèo con, chú mèo con,…
1.3. Đặc điểm nổi biệt của từ chỉ sự vật?
Khi bé đã nắm vững định nghĩa từ chỉ sự vật là gì? Cha mẹ nên mô tả cho con những đặc điểm nổi bật của nhóm từ vựng này nhằm giúp con dễ dàng nhận biết. Đồng thời nắm vững vai trò chức năng của từ trong câu.
Từ chỉ sự vật thường:
– Phản ánh rõ ràng các tính chất, hình ảnh của một sự vật hiện tượng.
– Mô tả chủ thể nhất định một cách chuẩn xác dựa vào thực tế khách quan.
– Những từ chỉ sự vật đều diễn tả sự vật có tồn tại và nhận biết được.
Cùng bé làm quen với tiếng Việt:
>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023
2. Phân loại từ chỉ sự vật trong tiếng Việt
Tiêu chí phân loại từ chỉ sự vật là gì? Từ chỉ sự vật đều là các danh từ, được phân thành các loại như: danh từ chỉ người, danh từ chỉ đồ vật, danh từ chỉ hiện tượng,…
2.1. Danh từ chỉ người
Danh từ chỉ người nằm trong phạm vi các từ chỉ sự vật trong tiếng Việt. Đây là những từ dùng để chỉ con người hay những thông tin liên quan tới một cá nhân hay một nhóm người, như: tên riêng, nghề nghiệp, chức vụ,…
Danh từ chỉ người được sử dụng thông dụng trong giao tiếp hằng ngày
Ví dụ:
Danh từ giới thiệu tên: Ngo Van A, Tran Tuan B,…
Danh từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, y tá, giáo viên, học sinh,…
Danh từ chỉ thành viên gia đình: gia đình, bố, mẹ, ông, bà,…
Cùng với kiến thức tiếng Việt, đây cũng là giai đoạn quan trọng để trẻ bắt đầu tiếp cận tiếng Anh. Việc học đồng thời hai ngôn ngữ có thể khiến ba mẹ và bé gặp nhiều khó khăn.
Nếu hành trình cùng con chinh phục tiếng Anh gặp nhiều khó khăn, Babilala sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ trong nhiệm vụ cao cả đó!
Với sự hỗ trợ 24/7 của thầy cô ban Giáo vụ người Việt, bé dễ dàng để bắt đầu và hoàn thành các nhiệm vụ bài học. Kết quả học tập của con được gửi đến ba mẹ hàng tuần thông qua nhóm lớp zalo. Do vậy, dù bận rộn nhưng ba mẹ sẽ luôn nắm được tình hình học tập của con.
>> Đặt lịch tư vấn lộ trình học và ưu đãi học phí: TẠI ĐÂY
2.2. Danh từ chỉ đồ vật
Là những từ để gọi tên những vật thể được con người sử dụng trong các hoạt động thường ngày: học tập, làm việc,…
Ví dụ:
Danh từ chỉ đồ dùng học tập: bút, thước, cặp sách,..
Danh từ chỉ đồ dùng nhà bếp: nồi, xoong, chảo,…
Danh từ chỉ công cụ lao động: cuốc, cày, xẻng,…
2.3. Danh từ chỉ con vật
Dùng để gọi tên những loài động vật sinh sống tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta
Ví dụ như: con mèo, con chó, con chim, con sư tử,…
2.4. Danh từ chỉ hiện tượng
Khi muốn gọi tên những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội mà con người có thể nhận thức và cảm nhận thông qua các giác quan chúng ta sẽ sử dụng các danh từ chỉ hiện tượng. Nhóm danh từ này được chia thành:
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, bão, lũ lụt,…
Danh từ chỉ hiện tượng xã hội: chiến tranh, đói nghèo,…
2.5. Danh từ chỉ đơn vị
Là những từ nhằm chỉ số lượng, cân nặng của các sự vật, tùy theo phạm vi sử dụng ta có thể chia thành các nhóm nhỏ cụ thể như:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: con, cái, quyển, miếng, chiếc,…
Danh từ chỉ đơn vị chính xác (thường dùng để tính đếm, đong đếm các chất liệu, sự vật): tấn, tạ, yến, lạng,…
Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: bộ, cặp, nhóm, tá, dãy,…
Danh từ đơn vị thời gian: giây, phút, tuần, tháng, mùa, …
Danh từ chỉ đơn vị có nhiều loại khác nhau
2.6. Danh từ chỉ khái niệm
Đây là nhóm danh từ biểu thị các khái niệm trừu tượng, con người không thể cảm nhận trực tiếp thông qua màu sắc, hình dáng của nó. Mà phải cảm nhận qua quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
Ví dụ như: đạo đức, tư tưởng, thái độ, tình bạn, tinh thần,…
3. Giải pháp giúp con vận dụng tốt các từ chỉ sự vật là gì?
Không ít cha mẹ thường gặp khó khăn khi hướng dẫn trẻ học các từ chỉ sự vật. Vì vậy, ai cũng mong muốn tìm ra những giải pháp giúp con học tập hiệu quả và hứng thú. Tuy nhiên trước khi đề cập tới các giải pháp, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
3.1. Những khó khăn thường gặp khi học từ chỉ sự vật
Trong quá trình tiếp cận và vận dụng bài tập liên quan từ chỉ sự vật, các bé không thể tránh khỏi một số lỗi sau:
– Xác định nhầm các từ chỉ sự vật vốn là danh từ thành những từ loại khác như: tính từ, động từ, đại từ,…
– Như phần trên đã đề cập từ chỉ sự vật có khá nhiều các nhóm nhỏ như: chỉ người, chỉ con vật, chỉ đồ vật, chỉ đơn vị,… Nên khi vận dụng con sẽ không tránh khỏi trường hợp xác định nhầm nhóm.
– Khả năng đặt câu với từ còn yếu, bởi vốn từ vựng chưa phong phú, đa dạng.
3.2. Cách khắc phục những vấn đề trẻ gặp phải khi học từ chỉ sự vật
– Giúp trẻ nắm vững đặc điểm và phân loại các từ chỉ sự vật bằng cách chỉ ra những điểm trọng tâm và ví dụ minh họa gần gũi với cuộc sống trẻ.
– Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí với các bạn cùng trang lứa, mở rộng môi trường giao tiếp nhằm giúp con bồi đắp vốn từ vựng. Từ đó có thể dễ dàng vận dụng và sử dụng linh hoạt từ chỉ sự vật trong nhiều tình huống giao tiếp, thực hành.
– Sưu tầm các dạng bài tập có từ chỉ sự vật giúp con có cơ hội thực hành vận dụng kiến thức. Phụ huynh có thể tham khảo một số dạng dưới đây:
– Liệt kê “số lượng” từ chỉ sự vật.
– Tìm kiếm danh từ chỉ người, danh từ chỉ con vật trong đoạn văn, đoạn thơ dưới đây.
– Tìm những từ chỉ sự vật xuất hiện trong ô chữ hoặc bức tranh cho sẵn.
Như vậy, bài viết này thầy cô đã giải đáp câu hỏi từ chỉ sự vật là gì? Hy vọng sẽ hữu ích cho cha mẹ trong việc tìm kiếm ý tưởng và nội dung khi đồng hành cùng con học tiếng Việt. Chúc cha mẹ và các con có những giờ học thú vị và bổ ích.