Nguồn gốc tiếng Việt và lịch sử phát triển của tiếng Việt
Tìm hiểu về nguồn gốc tiếng Việt là điều cần thiết đối với quá trình nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng giải đáp những câu hỏi liên quan tới nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của Tiếng Việt cho con trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất tới các phụ huynh.
NIỀM VUI CHO MẸ, QUÀ TẶNG CHO BÉ – SIÊU SALE 20/10
Babilala giảm giá đến 71.5% học phí & tặng bộ quà trị giá 2 triệu
(Áp dụng với các ba mẹ đăng ký mới từ ngày 08/10/2024)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
Nội dung chính
1. Khái quát chung về tiếng Việt
Trước khi tìm hiểu về nguồn gốc tiếng Việt, hãy cùng khái quát chung một số điều cơ bản về tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chính tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85 triệu người dân và 4 triệu bà con đồng bào hải ngoại.
Tìm hiểu về nguồn gốc tiếng Việt
Tiếng Việt được xếp thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á và chiếm số lượng người nói nhiều nhất, được thể hiện bằng chữ Latinh có hệ thống dấu thanh, nguyên âm, phụ âm kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng phong phú như ngày nay.
Tìm hiểu thêm về tiếng Việt:
>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023
2. Nguồn gốc tiếng Việt được xác định như thế nào?
Hiện nay có khá nhiều giả thiết bàn luận về nguồn gốc tiếng Việt tại Việt Nam. Trong số đó có ba giả thiết nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước.
2.1. Nguồn gốc tiếng Việt: xuất phát từ tiếng Tày, Thái
Là một người có hàng trăm công trình nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ Việt Nam, Henri Paul Gaston Maspero vào đầu thế kỷ XX nhận định tiếng Việt thuộc ngữ hệ Tày – Thái. Quan điểm của ông rất rõ ràng cho rằng các ngôn ngữ Tày – Thái và tiếng Việt cùng thuộc một họ.
Henri Paul Gaston Maspero nhận định tiếng Việt thuộc ngữ hệ Tày – Thái
Ông chỉ ra những nét tương đồng của các từ cơ bản cũng như cách thức cấu tạo từ của tiếng Việt với hệ ngữ Tày, Thái. Ý kiến này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của các nhà ngôn ngữ học thời bấy giờ và được tiếp nhận trong vài thập kỷ sau.
BA MẸ CÓ BIẾT?
3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?
Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:
– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.
– Phát âm chuẩn bản xứ.
– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.
Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – app học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á nhằm giúp con dễ dàng bắt đầu và duy trì học tiếng Anh mỗi ngày.
>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi tháng 4/2024, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
2.2. Nguồn gốc tiếng Việt: xuất phát từ nhánh Môn-Khmer
Tuy nhiên, ý kiến của Henri Paul Gaston Maspero đã bị bác bỏ bởi các nhà ngôn ngữ học như: Wilhelm Schmidt, André-Georges Haudricourt,… vào những năm 1953 – 1954, họ khẳng định nguồn gốc tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer. Họ chỉ ra rằng, Tiếng Việt cổ ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là ngôn ngữ không có thanh điệu, được hiểu là không có ngữ điệu biểu cảm trong các thông tin được truyền tải. Có những nét tương đồng với dòng ngôn ngữ Môn-Khmer, một trong ba nhóm ngôn ngữ phổ biến ở khu vực Nam Á và một số lãnh thổ Đông Nam Á.
Tuy nhiên sau khi trải qua quá trình giao thoa với phương Bắc, hệ thống thanh điệu của tiếng Việt được hoàn thiện và có diện mạo như hiện nay. Tiến trình hình thành thanh điệu của ngôn ngữ Việt được bắt đầu từ những năm thuộc thế kỷ VI (thời kỳ Bắc thuộc), ban đầu xuất hiện ba thanh điệu và dần dần phát triển thành sáu thanh điệu vào thời kỳ nhà Lý (khoảng thế kỷ XII).
Sự thay đổi của tiếng Việt khi có thanh điệu mới:
2.3. Tiếng Việt là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Nam Á và Tày – Thái
George Coedès – một học giả người Pháp trong thế kỷ 20 về khảo cổ học và lịch sử Đông Nam Á đã đặt giả thiết tiếng Việt là sự giao thoa học hỏi của ngôn ngữ Nam Á và Tày – Thái vào năm 1949. Sở dĩ ông có kết luận này bởi tiếng Việt được tách thành cá thể riêng biệt từ ngôn ngữ Nam Á, đồng thời cũng có sự vay mượn qua lại tiếng Thái. Đây cũng là căn cứ thuyết phục để nhà sử học Hà Văn Tấn và chuyên gia ngôn ngữ Phạm Đức Dương tìm hiểu và đưa ra kết luận này.
3. Chữ viết tiếng Việt hình thành như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về nguồn gốc tiếng Việt, có thể nhận thấy tiếng Việt có sự vay mượn từ nhiều nơi. Theo dòng lịch sử, tiếng Việt có ba dạng ký tự để viết là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Để hiểu rõ hơn về ba dạng chữ này, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
3.1. Chữ Hán
Chữ Hán vốn dĩ không phải là văn tự bắt nguồn từ Việt Nam mà được du nhập vào nước ta thông qua con đường giao lưu văn hóa. Khoảng thời gian từ thế kỷ VII – XI chữ Hán được sử dụng rộng rãi trở thành công cụ giao tiếp chính tại Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì thế mà các tác phẩm sử học và văn học trong giai đoạn này đều được viết bằng dạng chữ này. Thậm chí tính tới hiện tại, Việt Nam còn lưu trữ khá nhiều các cổ vật, bia khắc còn lưu lại dấu ấn Hán ngữ.
3.2. Chữ Nôm
Sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, ý thức tự chủ tự cường muốn có chữ viết riêng của dân tộc ta lên cao. Vì vậy mà chữ Nôm được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ quan điểm ý kiến cá nhân bằng ngôn ngữ của dân tộc mình.
Được xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán đọc theo âm Hán – Việt, chữ Nôm là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Tổ tiên ta vì chưa biết tới ký tự Latinh nên đã sử dụng các ký tự vuông chữ Hán (cải tiến) để ghi âm lại tiếng mẹ đẻ của mình; về sau sáng tạo hơn bằng cách ghép hai chữ Hán tạo thành một chữ mới, một ý nghĩa mới.
Chữ Nôm được sử dụng phổ biến trong khoảng thế kỷ XVII
Sự xuất hiện của chữ Nôm đã đặt nền móng cho nền văn học nước nhà được phát triển, giai đoạn này hàng loạt các tác phẩm chữ Nôm được ra đời phải kể đến như: Chừa rượu (Nguyễn Khuyến), Trần tình (Nguyễn Trãi), Miếng trầu (Hồ Xuân Hương),… Tuy nhiên, giai cấp phong kiến vẫn rất sùng bái và tin dùng chữ Hán nên đã tác động nhằm kìm hãm tiếng nói, chữ viết của dân tộc. Tuy nhiên, bạn không thể tưởng tượng được trong giai đoạn này tiếng Việt có bao nhiêu từ. Theo tài liệu để lại ở thế kỷ 17 chữ Nôm chúng ta có hơn 80.000 chữ, ghi lại 14.519 âm tiết tiếng Việt.
Giai đoạn từ thế kỳ XIX – XX, chữ Quốc ngữ trở nên thông dụng và bắt đầu phổ biến tại Việt Nam; chữ Hán và chữ Nôm cũng kết thúc giai đoạn phồn thịnh của mình.
3.3. Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc Ngữ ngày nay của Việt Nam do các nhà truyền giáo Dòng Tên xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XVII với mục đích truyền giáo vào Việt Nam.
Vậy trong giai đoạn này tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái? Bảng chữ cái tiếng Việt là tập hợp các ký hiệu theo chữ Latin được sử dụng nhằm mục đích tạo thành chữ có nghĩa và ghi chép lại cách phát âm của người Việt dưới dạng văn bản.
Ban đầu họ xây dựng bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái và thứ tự bảng chữ cái như sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ năm 2023
Qua nhiều lần sửa đổi và cải tiến, đến những năm thuộc thế kỷ XIX chữ Quốc Ngữ ngày càng thông dụng và trở thành văn tự chính thức của Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay.
Sự kết hợp và Việt hóa dần chữ viết, chữ Việt tiếng Việt ngày nay là một quá trình phát triển dài lâu của cả dân tộc theo chiều dài xuyên suốt của lịch sử xã hội Việt Nam.
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về nguồn gốc tiếng Việt mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng có thể cung cấp góc nhìn khách quan nhất cho phụ huynh và các bé trong việc tìm hiểu, khám phá sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt.