6 Phương pháp dạy trẻ kém tập trung giúp con học tập tốt hơn
Kém tập trung là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển. Nhiều phụ huynh phải đau đầu khi tìm kiếm giải pháp để áp dụng cho con em mình. Bài viết này sẽ chia sẻ những phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, giúp trẻ học tập tốt hơn.
1. Tìm hiểu về bệnh mất tập trung ở trẻ em
1.1. Hiện tượng trẻ mất tập trung
Kém tập trung là một vấn đề phổ biến ở trẻ em bởi chúng thường dễ bị thu hút và ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Ở độ tuổi này, trẻ có nhiều tò mò và thích được khám phá nhưng cũng dễ cảm thấy chán nản. Đây được coi là biểu hiện chung của trẻ. Tuy nhiên, kém tập trung còn là một hội chứng bệnh lý và gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập và phát triển.
Trẻ kém tập trung thường có những biểu hiện sau:
- Dễ dàng bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
- Khó tập trung vào một nhiệm vụ trong thời gian dài.
- Hay quên và dễ mắc lỗi.
- Khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
- Khó hoàn thành các công việc được giao.
1.2. Nguyên nhân của bệnh mất tập trung ở trẻ
Bố mẹ băn khoăn không biết khi bé không tập trung học phải làm sao. Vậy, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao lại có tình trạng này.
Trẻ kém tập trung có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
1.2.1. Kém tập trung thông thường
– Những thứ mới lạ, phù hợp với sở thích của trẻ khiến chúng bị phân tâm.
– Tiếp xúc với thiết bị điện tử và công nghệ quá sớm dẫn đến tình trạng không còn hứng thú với thế giới bên ngoài.
– Yếu tố môi trường: Trẻ sống trong môi trường quá ồn ào, bận rộn, hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ cũng có thể dẫn đến kém tập trung.
Tình trạng mất tập trung ở trẻ xảy ra khá phổ biến
– Thiếu dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, canxi, vitamin,… trẻ sẽ khó tập trung được trong thời gian nhất định.
– Thiếu ngủ: chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ vào ngày tiếp theo. Biểu hiện rõ nét là thiếu năng lượng, chán nản, mệt mỏi, uể oải. Điều này dẫn đến hệ quả là năng suất học tập bị giảm sút rõ rệt.
– Chưa hình thành tính kỷ luật: Do còn nhỏ, đang được phát triển tự do, nên khi phải tuân theo các quy tắc do bố mẹ và thầy cô đặt ra, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và dễ bỏ dở giữa chừng.
1.2.2. Kém tập trung bệnh lý
– Yếu tố sinh học: Trẻ có thể mắc các vấn đề về não bộ hoặc thần kinh, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát sự tập trung.
– Tâm lý: Khả năng tập trung chú ý của trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý căng thẳng, mặc cảm, lo sợ.
– Di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc trẻ kém tập trung có nguyên nhân từ di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc chứng thiếu tập trung, thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
– Thiếu động lực: Trẻ không tìm được hứng thú, không có động lực và dễ chán nản.
Suy nghĩ tiêu cực: Chủ yếu gặp ở trẻ chịu quá nhiều lời chê bai.
Tìm hiểu thêm về phương pháp giúp con học tập hiệu quả hơn:
>> 3 Phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ 0 – 6 tuổi phát triển toàn diện
>> Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman: Kích hoạt tiềm năng của trẻ
2. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung
Trẻ không tập trung phải làm sao? Trước tiên, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu một số phương pháp để cải thiện khả năng tập trung cho con. Dưới đây là 6 cách làm đơn giản và hiệu quả nhất, bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng:
2.1. Tạo môi trường học tập yên tĩnh và thoải mái
Môi trường học tập yên tĩnh và thoải mái sẽ giúp trẻ dễ dàng tập trung hơn. Cha mẹ nên tạo một góc học tập riêng, phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con, tránh xa những yếu tố gây xao nhãng như tivi, điện thoại, đồ chơi,…
Tạo môi trường học tập yên tĩnh để trẻ dễ tập trung
Góc học tập nên được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp. Những yếu tố này giúp hạn chế việc trẻ phân tâm vào các chi tiết nhỏ và cảm thấy thoải mái hơn khi học.
2.2. Chia nhỏ nhiệm vụ học tập
Trẻ kém tập trung thường khó có thể hoàn thành một nhiệm vụ trong một thời gian dài. Bố mẹ nên chia nhỏ công việc học tập để con dễ hoàn thành nhiệm vụ và tránh bị nản lòng.
2.3. Lập kế hoạch học tập
Trẻ mất tập trung nên rất cần sự giám sát từ phụ huynh. Việc lập kế hoạch học tập sẽ giúp con có mục tiêu rõ ràng và dễ theo dõi quá trình học tập của mình.
Lập kế hoạch cũng là một cách giúp trẻ cải thiện sự tập trung
Do vậy, bố mẹ hãy cùng trẻ lập kế hoạch học phù hợp với năng lực và sở thích. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và có nhiều hứng thú hơn để thực hiện tốt thời khóa biểu do chính mình tạo ra.
2.4. Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề
Trẻ kém tập trung thường gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Cha mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề cơ bản. Cụ thể, bố mẹ có thể chia vấn đề thành các phần nhỏ hơn, xác định và lựa chọn các giải pháp khả thi, phù hợp.
2.5. Cung cấp cho trẻ các hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và cải thiện khả năng tập trung. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động thể chất như: chơi thể thao, vượt chướng ngại vật, nhảy theo điệu nhạc, đi dạo,… Tuy nhiên hãy chú ý quan sát các biểu hiện của con. Khi con có dấu hiệu mệt mỏi và chán nản, hãy tạm dừng ngay lập tức. Đồng thời, chuyển sang các hoạt động vui chơi khác nhằm thư giãn và giải tỏa áp lực cho bé.
2.6. Khuyến khích và động viên trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phụ huynh tương tác cùng con là một phương pháp hiệu quả nhất để dạy trẻ kém tập trung. Khi chơi cùng bố mẹ, con sẽ có được cảm giác an toàn, thoải mái; đồng thời cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp của trẻ. Trong thời gian đấy, hãy dành những lời nói động viên, khuyến khích trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực học tập và cải thiện khả năng tập trung. Bởi trẻ con rất thích được khen nên thường cố gắng lặp lại một cách có chủ đích những hành động mà bố mẹ đã tán thưởng. Bố mẹ nên khen ngợi khi con tập trung học tập và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo thời gian, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng tập trung cùng những thói quen tốt.
Tuy nhiên, nếu trẻ kém tập trung nghiêm trọng, các phương pháp kể trên mới góp phần khơi gợi và chuyển hướng sự chú ý của trẻ vào nội dung mà bố mẹ mong muốn. Hiệu quả của những phương pháp này sẽ không được cao như áp dụng với trẻ có biểu hiện mất tập trung nhẹ. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Trên đây là những phương pháp dạy trẻ kém tập trung dễ áp dụng và mang lại hiệu quả tốt nhất. Bố mẹ nên kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong quá trình học tập và phát triển. Đừng quên theo dõi trang tin babilala.vn để nhận được những kiến thức hữu ích về nuôi dạy trẻ!