Khám phá mô hình toán tư duy số 1 thế giới CPA của Singapore
Toán tư duy mô hình CPA là một phương pháp tiếp cận toán học hiện đại và dễ hiểu. Mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp toán tư duy này qua nội dung sau.
MỪNG MĂNG NON TỰU TRƯỜNG!
Babilala trợ giá 58% học phí & tặng bộ quà học tập trị giá 2 triệu
(Áp dụng với các ba mẹ đăng mới từ ngày 01/09/2024)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
>> Trước khi tìm hiểu về mô hình toán tư duy CPA, ba mẹ hãy tìm hiểu về:
Toán tư duy Singapore là gì? Trẻ học ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Video 8 phút trải nghiệm học toán tư duy Singapore trên Babilala Math
Nội dung chính
1. Tìm hiểu về mô hình toán tư duy CPA
Toán tư duy CPA là một mô hình toán tư duy số 1 thế giới, do Bộ giáo dục Singapore phát triển và ứng dụng đầu tiên từ những năm 1980. Với mô hình này, tiến trình để giải quyết một bài toán là đi từ cụ thể đến trừu tượng. Đầu tiên là xử lý đối tượng thực tế, sau đó sử dụng hình ảnh để mô phỏng lại vấn đề, cuối cùng là dùng khái niệm trừu tượng để giải thích. Cụ thể theo giai đoạn 3 bước sau:
Mô hình toán tư duy số 1 thế giới của Singapore CPA là tiến trình đi từ cụ thể đến trừu tượng, theo 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 của CPA: Vật thể hữu hình (cụ thể hóa)
Đây là giai đoạn “tương tác” – giai đoạn học sinh được sử dụng các đồ vật cụ thể để hình dung các vấn đề toán học. Không giống như phương pháp dạy truyền thống, khi giáo viên là người cung cấp cách giải một bài toán, phương pháp CPA gắn khái niệm vào cuộc sống hằng ngày thông qua việc cho trẻ em tương tác và xử lý các đối tượng vật lý cụ thể.
Ví dụ, nếu có bài toán liên quan đến việc thêm bớt trái cây, thì việc đầu tiên của trẻ em là được tương tác và trải nghiệm với trái cây thực sự. Từ đó, các em có thể tiến tới xử lý các hình ảnh trừu tượng hoặc các hình khối đại diện cho trái cây.
Giai đoạn 2 của CPA: Hình ảnh minh họa (hình ảnh hóa)
Đây là giai đoạn “xem hình” – giai đoạn mà các vật cụ thể được hình ảnh hóa. Giai đoạn này giúp trẻ hình thành mối liên kết giữa đối tượng vật chất mà chúng vừa được tương tác với các hình minh họa tượng trưng – có thể là sơ đồ hoặc mô hình trừu tượng đại diện cho các đối tượng vật chất cụ thể.
3 giai đoạn trong mô hình CPA
Việc xây dựng các mô hình như number bonds (liên kết số), bar modeling (mô hình thanh) giúp trẻ em dễ dàng hình dung và tiếp cận các khái niệm trừu tượng phức tạp.
Giai đoạn 3 của CPA: Khái niệm trừu tượng (trừu tượng hóa)
Trừu tượng là giai đoạn “xem kí hiệu” – giai đoạn mà trẻ em sử dụng các ký hiệu toán học. Trẻ em sẽ không tiến đến giai đoạn này cho đến khi chúng nắm chắc kiến thức trong 2 giai đoạn trước (cụ thể hóa và hình ảnh hóa). Tới giai đoạn này giáo viên mới bắt đầu giới thiệu các khái niệm trừu tượng (các ký hiệu toán học). Trẻ em được làm quen với các khái niệm ở mức độ tượng trưng, chỉ sử dụng các con số, ký hiệu và các ký hiệu toán học để biểu thị phép cộng, trừ, phép nhân hoặc phép chia.
Giúp con giỏi toàn diện Toán và tiếng Anh với Babilala Math. Phương pháp toán tư duy Singapore CPA và mô hình học xoắn ốc giúp cho việc học toán bằng tiếng Anh của trẻ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn trên nền tảng online.
Khởi động ngay với gói khởi đầu 3 tháng chỉ 390.000 đồng!
2. Lợi ích khi cho trẻ theo học mô hình toán tư duy Singapore – CPA
2.1. Phát triển tư duy và kỹ năng phản biện của trẻ
Phương pháp giáo dục tiên tiến CPA của Singapore không cung cấp các công thức toán học, mà cung cấp cho trẻ con đường để đến với công thức đó. Trẻ sẽ không bị buộc phải thừa nhận các công thức ngay từ đầu, mà thông qua các hoạt động để hiểu công thức được hình thành như thế nào, và tại sao lại có công thức đó. Đây chính là quá trình để trẻ phát triển tư duy và kỹ năng phản biện của mình. Thay vì thừa nhận, trẻ sẽ hình thành thói quen đặt ra các câu hỏi vì sao? như thế nào?…
2.2. Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
Với phương pháp này, toán không đơn thuần chỉ là những phép tính mà toán còn là tư duy, là giải quyết vấn đề. Hiểu được bản chất của các khái niệm, trẻ có thể tự tin hơn trong việc học toán. Khi gặp các bài toán phức tạp, trẻ sẽ biết cách phân tích những vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn và giải quyết được một cách dễ dàng.
2.3. Kỹ năng quan sát nhanh
Tính toán với toán tư duy mô hình CPA thường rất nhanh, do đó để không bị nhầm lẫn trẻ cần phải quan sát một cách chăm chú. Nhờ đó mà toán tư duy đã rèn luyện và nâng cao đáng kể khả năng quan sát của trẻ.
2.4. Phát triển khả năng ghi nhớ
Đi từ thực tiễn đến trừu tượng, giúp trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề và các mối liên hệ. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ của mình.
Toán tư duy giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ
2.5. Trau dồi niềm yêu thích toán học của trẻ
Không phải đối mặt với các con số và công thức, công phải lo lắng về việc đáp án sai,… trẻ sẽ không bị áp lực từ việc học toán. Toán Singapore đi từ cụ thể đến trừu tượng, giúp trẻ liên hệ với cuộc sống quanh mình và hiểu được vấn đề một cách rõ ràng. Việc tập trung vào giải quyết vấn đề, đưa ra gợi ý sẽ thúc đẩy sự tò mò và tính kiên nhẫn của trẻ.
Được tự do bày tỏ sự tò mò và kích thích tính kiên trì, lại không phải đối mặt với những nỗi sợ về đáp án giúp trẻ tự tin và hình thành niềm yêu thích đối với môn toán.
Mô hình toán tư duy số 1 thế giới của Singapore CPA là tiến trình đi từ cụ thể đến trừu tượng, theo 3 giai đoạn. Mô hình hướng trẻ em đến cách tư duy và tiếp cận toàn diện, giúp các em phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, khuyến khích đam mê khám phá và tìm tòi, học hỏi. Đồng thời, xây dựng tính tư duy, độc lập cao. Hy vọng, qua những thông tin vừa chia sẻ ba mẹ sẽ có thêm lựa chọn và tìm được phương pháp học phù hợp nhất giúp bé yêu thích môn toán; đồng thời nâng cao năng lực học toán của mình!