5 phương pháp rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ hiệu quả và dễ thực hiện
Khả năng thành công của một người phụ thuộc 20% vào chỉ số IQ, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào chỉ số EQ. Vậy làm thế nào để có thể rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ, ba mẹ hãy cùng Babilala tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG
(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
Nội dung chính
1. Chỉ số EQ là gì?
EQ – viết tắt của từ Emotional Quotient, có thể hiểu là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ. EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người.
Theo nghiên cứu của đại học Harvard, khả năng thành công của một người phụ thuộc 20% vào chỉ số IQ, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào chỉ số EQ.
EQ là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ
Nghiên cứu của Đại học Stanford, trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ, khiến trẻ dễ trở thành người cô đơn, khó vượt qua thất bại, thử thách. Trẻ có chỉ số EQ cao thường có khả năng chịu được áp lực, khéo léo xử lý mọi tình huống và là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc.
2. Chỉ số EQ có mấy cấp độ?
Chỉ số EQ được phân ra thành nhiều cấp độ để đánh giá. Cụ thể như sau:
- EQ < 84: Nhóm người có chỉ số EQ thấp, hiện nhóm này đang chiếm khoảng 16% trong tổng dân số thế giới.
- EQ từ 85 – 115: Nhóm này gồm những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc trong mức trung bình, chiếm 68% tổng số dân của thế giới.
- EQ từ 116 – 130: Nhóm này gồm những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức cao. Nhóm này chỉ chiếm khoảng 14% tổng dân số thế giới.
- EQ > 131: Chỉ số này thuộc mức tối ưu và trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số đạt được mức EQ này.
BA MẸ CÓ BIẾT?
3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?
Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:
– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.
– Phát âm chuẩn bản xứ.
– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.
Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á là giải pháp giúp con đọc thông, nói thạo, tự tin giao tiếp như trẻ em bản xứ.
>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi học phí, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
3. Trẻ có chỉ số EQ thấp biểu hiện như thế nào?
3.1. Dễ mất bình tĩnh, hay cáu gắt
Trẻ có chỉ số EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Khi bé muốn một thứ nhưng không được đáp ứng, bé thường sẽ ăn vạ hay khóc thật lớn để tạo sự chú ý. Khi làm việc gì đó không suôn sẻ, bé sẽ tức giận và mất bình tĩnh với người xung quanh.
3.2. Chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân, ích kỷ
Ích kỷ được xem là biểu hiện phổ biến của trẻ có chỉ số EQ thấp. Trẻ thường chỉ quan tâm đến bản thân, luôn muốn mình phải là ưu tiên số 1 và không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người xung quanh. Chính vì thế, trẻ thậm chí sẽ có xu hướng làm tổn thương đến những người xung quanh bằng hành động hoặc lời nói nếu không được khuyên bảo kịp thời
3.3. Chỉ thích được khen, ghét bị phàn nàn, thường đổ lỗi cho người khác
Trẻ có EQ thấp thường có xu hướng không nhận sai và không thích việc bị người khác phê phán. Nếu được khen, trẻ sẽ rất thích nhưng khi bị chê, trẻ sẽ phản ứng rất mạnh mẽ như: la hét, tức tối. Trẻ rất hay phàn nàn chê bai, không hài lòng với mọi thứ xung quanh. Do sự hạn chế về trí tuệ cảm xúc nên trẻ khó nhìn nhận những lỗi sai của bản thân.
3.4. Luôn chọc vào nỗi đau của những người xung quanh
Để thỏa mãn sự hiếu thắng và sự ích kỷ của bản thân, trẻ có chỉ số EQ thấp thường thích chọc tức những người xung quanh. Trẻ cảm thấy thỏa mãn nếu làm người khác cảm thấy khó chịu, bực bội. Luôn chọc vào nỗi đau của người khác như: châm chọc vào điểm yếu, giễu cợt mọi người. Điều này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết trong giao tiếp, không biết cách cảm thông, bao dung với người khác.
3.5. Chống đối các quy tắc, mệnh lệnh, không nghe theo lời khuyên của người khác
Chỉ số EQ thấp khiến trẻ khó kiểm soát cảm xúc của bản thân. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu và bao dung cho người khác. Trẻ thường có xu hướng chống đối, không tuân thủ các quy tắc, gặp vấn đề trong việc lắng nghe và khó tiếp nhận lời khuyên của những người xung quanh. Mọi việc sẽ có chiều hướng tiêu cực hơn nếu ba mẹ to tiếng với trẻ.
4. 5 phương pháp để ba mẹ rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ
4.1. Bình tĩnh tâm sự với trẻ
Trò chuyện chính là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển chỉ số cảm xúc. Ba mẹ có thể làm điều này ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thói quen tâm sự mỗi ngày về cuộc sống xung quanh chính là cách kết nối hiệu quả giúp rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ.
Trò chuyện với con là cách giúp trẻ phát triển chỉ số cảm xúc
Trẻ sẽ dần học được cách chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu những người xung quanh. Không những vậy, tâm sự thường xuyên cũng giúp cho ba mẹ và con cái có sự gắn kết với nhau nhiều hơn, giúp thấu hiểu suy nghĩ của nhau.
4.2. Đồng cảm với các bé
Đôi khi la mắng hay khiển trách lại mang đến kết quả tiêu cực. Thay vì vậy, ba mẹ nên coi trọng cảm xúc của trẻ và học cách đồng cảm, thấu hiểu cho con. Đây cũng là phương pháp rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên tìm hiểu lý do, lắng nghe con chia sẻ rồi mới phân tích đúng sai, điều này nhằm xoa dịu tâm hồn non nớt của trẻ, đồng thời giúp bé bình tĩnh, giải phóng những cảm xúc tiêu cực.
4.3. Tạo điều kiện để con được giao tiếp nhiều hơn
Nhiều ba mẹ thường bao bọc con cái quá mức, lo sợ con bị tổn thương hoặc ảnh hưởng từ môi trường xung quanh nên hạn chế cho con được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế.
Ba mẹ hãy tạo điều kiện để con được giao tiếp nhiều hơn
Tuy nhiên, điều này lại làm ảnh hưởng đến sự rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ. Đây chính là giai đoạn vàng để trẻ học hỏi về cuộc sống. Vì thế, hãy tạo điều kiện để con được tìm hiểu thế giới xung quanh, được gặp gỡ nhiều bạn bè và được giao tiếp thật nhiều.
4.4. Luôn thành thật với trẻ
Trẻ nhỏ là tấm gương phản chiếu người lớn, các bé luôn quan sát và học hỏi theo những gì người lớn làm. Nhiều phụ huynh thường có thói quen nói dối con cái và nghĩ rằng bé còn nhỏ, chưa nhận thức được về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chỉ số EQ của trẻ rất nhiều. Đừng nói dối trẻ vì bất cứ lý do gì, hãy thành thật và nhẹ nhàng giải thích khuyên nhủ con, đồng thời đưa ra những giải pháp giải quyết để giúp con hiểu rõ vấn đề.
4.5. Truyền tải năng lượng lạc quan, tích cực cho trẻ
Sống tích cực và lạc quan là yếu tố quan trọng quyết định chỉ số EQ của bé. Bởi vì lạc quan giúp trẻ đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng vượt qua thử thách tốt hơn, không dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh và có tinh thần tự khuyến khích bản thân. Ba mẹ có thể kể những câu chuyện vui, nghe nhạc cùng bé, tâm sự về những việc tốt trong cuộc sống để mang đến năng lượng tích cực cho bé.
Chỉ số EQ hoàn toàn có thể cải thiện, chỉ cần ba mẹ đủ kiên nhẫn để cảm thông, giao tiếp với trẻ. Hy vọng rằng bài viết chia sẻ về 5 phương pháp rèn luyện chỉ số EQ cho trẻ hiệu quả và dễ thực hiện của Babilala sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho ba mẹ!