Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và cách dạy bé học hiệu quả

100.180 lượt xem

Bước vào giai đoạn tiểu học, bé cần làm quen với rất nhiều kiến thức mới. Phụ huynh thường lo lắng rằng con em mình khó có thể tiếp thu chúng một cách toàn diện, hiệu quả. Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 cũng là một trong những nội dung toán học quan trọng mà bé cần nắm vững. Vậy làm cách nào để bố mẹ có thể giúp bé nhớ được phép cộng trừ trong phạm vi 10 dễ dàng nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 là gì?

Bảng cộng trừ là bảng toán liệt kê các phép tính cộng và trừ trong phạm vi nhất định. Đối với những bé chuẩn bị, hoặc mới bắt đầu bước vào giai đoạn tiền tiểu học, chúng sẽ được làm quen với bảng cộng trừ trong phạm vi 10. Khi lên các lớp cao hơn, độ khó của bảng cộng trừ sẽ tăng dần.

Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 là gì?

Bố mẹ có thể download bảng cộng trừ trong phạm vi 10 hỗ trợ bé học tập

Về bản chất, bảng cộng trừ tương tự bảng nhân chia. Làm quen với bảng cộng trừ sẽ giúp bé:

  • Thực hiện các phép toán cộng, trừ đơn giản, hiệu quả và nhanh nhất có thể.
  • Bé có thể tự kiểm tra kết quả các bài tập theo bảng cửu chương cộng trừ.
  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ nhanh hơn với các phép tính toán trong phạm vi 10.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ lạm dụng bảng cộng trừ này. Vì nếu bé có bảng cộng trừ, bé sẽ phụ thuộc vào chúng mà không chủ động suy nghĩ, tính toán. Hãy đảm bảo rằng con tự làm bài, chỉ khi nào kiểm tra bài, bố mẹ mới cho con sử dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 10 này.

Tìm hiểu thêm về Toán lớp 1:

>> Toán lớp 1 và những điều cần biết để giúp trẻ học hiệu quả

>> 50 bài toán lớp 1 cơ bản và nâng cao cho bé ôn tập hè

2. Cách dạy bé tính cộng trừ hiệu quả tại nhà

Sẽ thật khó khăn khi trẻ lần đầu làm quen với bảng cộng trừ. Vì thế, bố mẹ và thầy cô cần thử nhiều phương pháp học nhằm hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này. Dưới đây là một số cách mà bố mẹ có thể áp dụng để trẻ học tính cộng trừ hiệu quả tại nhà:

2.1. Làm quen từ điều cơ bản

Để trẻ cảm thấy hứng thú và thoải mái với việc học, bố mẹ hãy tạo cho trẻ cách tiếp cận với bảng cộng trừ một cách nhẹ nhàng. Hãy bắt đầu với những phép tính đơn giản. Và đừng quên động viên khi trẻ lúng túng chưa tìm ra đáp án.

Những lời động viên sẽ là động lực to lớn giúp trẻ cảm thấy tự tin, được khuyến khích nhiều hơn trong việc học. Sự kiên nhẫn của bố mẹ quyết định nhiều đến việc trẻ yêu thích hay chán ghét việc thường xuyên lặp đi lặp lại phần kiến thức này.

2.2. Học cộng trừ bằng các công cụ khác nhau

2.2.1. Học cộng trừ bằng que tính

Que tính là công cụ hữu hiệu cho trẻ khi bắt đầu học cộng trừ. Que tính giúp bé học phép tính cộng trừ nhanh hơn rất nhiều. Ban đầu hãy giới thiệu đến trẻ cách đọc những phép tính cộng và trừ, sau đó bố mẹ nên cho bé thực hành phép tính cộng trừ thông qua que tính.

Ví dụ khi làm phép cộng 5 cộng 3. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng 3 que tính, rồi cộng thêm với 5 que tính là bé sẽ đếm được ra kết quả. Đó chính là giá trị tổng của phép cộng.

2.2.2. Học cộng trừ bằng đồ chơi

Khi bố mẹ đã dạy bé cộng trừ trong phạm vi 10 và thực hiện được một cách thuần thục thì trẻ có thể nắm bắt những bảng tính cộng trừ hay bảng cửu chương, bảng nhân chia khi học lên các lớp cao hơn. Tuy nhiên, đây có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều trẻ em bởi có rất nhiều phép tính chúng cần ghi nhớ. Vì thế, trẻ cần phải nắm vững bảng cộng trừ từ 1 đến 10 này.

Bé học cộng trừ bằng đồ chơi

Sử dụng công cụ giúp trẻ nắm vững bảng cộng trừ nhanh và hiệu quả hơn

Thay vì để trẻ học thuộc lòng, học vẹt, và cảm thấy khó khăn với việc ghi nhớ đơn thuần, bố mẹ hãy giúp các con có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn thông qua đồ chơi, trò chơi, hoặc các câu hỏi xoay quanh những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Bố mẹ cũng có thể sử dụng những món ăn, đồ vật mà trẻ yêu thích để làm phép tính cộng trừ giúp bé hiểu bài hơn. Khi việc học tập trở nên gần gũi, trẻ sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả và thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, thông thường, trẻ em có rất nhiều đồ chơi trong nhà. Để giúp trẻ học được bảng cộng trừ, giải được những bài tập liên quan đến chủ đề này, bố mẹ có thể sử dụng đồ chơi của trẻ để làm những phép tính giúp trẻ hiểu bài nhanh hơn.

Ví dụ, thay vì hỏi con rằng 2 cộng 3 bằng mấy, bố mẹ có thể hỏi rằng “Con có hai chiếc xe ô tô đồ chơi, bây giờ mẹ mua thêm 3 chiếc xe ô tô đồ chơi tặng con. Hỏi con có bao nhiêu chiếc xe ô tô đồ chơi?”. Hay “Con có 4 con khủng long, con đem 2 con khủng long đi tặng bạn Huy. Vậy con còn mấy con khủng long?” thay vì hỏi con 4 trừ 2 bằng bao nhiêu.

Với những món đồ chơi sẵn có này, khi được hỏi về các phép tính, bé sẽ cảm thấy việc tính toán trở nên dễ dàng hơn và tư duy của trẻ cũng cải thiện đáng kể.

2.2.3. Học cộng trừ thông qua các ứng dụng

Bố mẹ cũng có thể cho trẻ tiếp cận với việc học cộng trừ bằng các ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính. Bằng những hình ảnh vui nhộn, âm thanh sống động, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và hào hứng hơn rất nhiều khi bắt đầu hành trình học tập.

3. Các dạng bài tập về bảng cộng trừ trong phạm vi 10

3.1. Bài toán quy luật

Các bài tập bảng cộng trừ trong phạm vi 10 có khá nhiều dạng. Tuy nhiên ở lứa tuổi này thường chỉ dừng lại ở các dạng quy luật đơn giản như cách số chẵn lẻ.

Ví dụ: 1, 3,…, 7,… hoặc 0,…, 4,…,…, 10.

3.2. Bài tập so sánh

Khi trẻ đã nắm được thứ tự, vị trí các số thì có thể thực hiện các dạng toán so sánh. Dạng bài tập này giúp trẻ củng cố hiểu biết của mình về sự lớn bé, sự nhiều ít khác nhau của các số trong phạm vi 10.

Ví dụ: So sánh các cặp số: 1 và 4; 5 và 2; 3 và 9; 8 và 6.

3.3. Bài tập tính toán ngược

Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh cần tìm số để cộng hoặc trừ khi đã được cung cấp sẵn kết quả. Việc ôn luyện bài tập này sẽ giúp trẻ hiểu rõ bản chất của cộng trừ hơn. Trí não của trẻ được vận dụng và phát triển một cách có logic, hệ thống.

Ví dụ: Điền số vào chỗ trống:

a. 2 + … = 8

b. 7 – … = 3

c. 4 + … = 10

d. 9 – … = 6

Các dạng bài tập về phép tính cộng trừ trong phạm vi 10

Các dạng bài tập về bảng cộng trừ trong phạm vi 10

3.4. Kết hợp cộng trừ và so sánh

Đây là một dạng bài tập toán lớp 1 cộng trừ phạm vi 10 kết hợp, được thực hiện khi trẻ đã thành thạo cả cộng trừ và so sánh. Trẻ cần thực hiện tính toán giá trị các phép tính trước và sau đó là tiến hành so sánh.

Ví dụ:

a. 7 + 3 = ?

b. 2 + 5 = ?

Phép toán a hay b có giá trị lớn/nhỏ hơn?

3.5. Bài toán đố có lời

Có rất nhiều dạng bài toán đố có lời ở phạm vi 10 cho trẻ học tiểu học. Cha mẹ có thể áp dụng những lời toán đố sinh động để trẻ dễ dàng hình dung. Tuy nhiên bài tập này chỉ nên áp dụng đối với những trẻ đã có vốn từ vựng phong phú và khả năng cộng trừ của trẻ đã ở mức tốt.

Ví dụ: Con có 3 cái kẹo, bạn Lan tặng con 3 cái kẹo. Hỏi con có bao nhiêu cái kẹo?

Bài viết đã cung cấp cho bố mẹ và các bé những thông tin liên quan đến bảng cộng trừ trong phạm vi 10, cách dạy trẻ hiệu quả và những dạng bài tập trẻ có thể sẽ gặp phải. Cùng với đó, trẻ cần được thực hành để có thể thành thạo về những phép tính ấy. Từ đó, phát triển tư duy toán học, tính logic và tự tin hơn trong học tập. Chúc bé học vui!

Bài viết liên quan
Cách học bảng cộng trừ lớp 1 dễ nhớ qua 4 bước đơn giản

Cách học bảng cộng trừ lớp 1 dễ nhớ qua 4 bước đơn giản

Với mong muốn giúp con nắm vững kỹ năng tính nhẩm, rút ngắn thời gian thực hiện các phép tính; phụ huynh đã truyền tai nhau nhiều cách học bảng cộng trừ lớp 1. Tuy nhiên, những cách học này liệu có hiệu quả? Trong nội dung này, thầy cô sẽ chia sẻ cách học […]
Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ