Bảng cộng trừ có nhớ lớp 2 và các dạng bài tập vận dụng

147.115 lượt xem

Làm như thế nào để giúp trẻ ứng dụng hiệu quả bảng cộng trừ có nhớ? Bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại, việc lạm dụng bảng cộng trừ cũng khiến bé mất đi sự nhanh nhạy, phản xạ tự nhiên. Vì vậy, tìm ra cách sử dụng phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho bé luôn là vấn đề được hầu hết cha mẹ quan tâm.

1. Tìm hiểu về bảng cộng trừ có nhớ

Một trong nhiều cách phổ biến mà cha mẹ thường áp dụng khi kèm con học Toán lớp 2 đó chính là sử dụng bảng cộng trừ có sẵn. Hãy cùng thầy cô tìm hiểu kỹ hơn về loại bảng này qua nội dung sau.

1.1. Bảng cộng trừ có nhớ là gì?

Bảng cộng trừ lớp 2 là hệ thống các phép tính cộng trừ nâng cao trong phạm vi ngoài 10. Loại bảng này là công cụ hỗ trợ cho việc học Toán, giúp con nắm vững những phép tính (có nhớ) cơ bản. Khác với cách học truyền thống, bảng cộng trừ tổng hợp khái quát giúp trẻ thỏa sức rèn luyện nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ một cách tối ưu nhất.

Bảng cộng trừ có nhớ là gì?
Bảng trừ có nhớ lớp 2

Bảng cộng trừ có nhớ chương trình lớp 2

Hiện nay, bảng cộng trừ thường có hình thức bắt mắt, thu hút sự chú ý của con. Nhờ đó mà hiệu quả học cũng tốt hơn so với các cách học truyền thống khác. Ngoài ra sự linh hoạt tiện lợi khi có thể sử dụng nhiều lần cũng là một phần lý do mà phụ huynh ưu tiên cho bé sử dụng bảng cộng trừ này.

1.2. Điểm khác nhau giữa bảng cộng trừ có nhớ và bảng cộng trừ không nhớ

Đâu là điểm khác biệt giữa hai loại bảng có nhớ và không nhớ, chắc hẳn đây cũng là băn khoăn của không ít phụ huynh. Bảng dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc đó.

Khác nhau giữa bảng cộng trừ có nhớ và không nhớ

Nắm rõ những điều này sẽ giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc định hướng chuyện học hành của bé. Từ đó lựa chọn chương trình phù hợp với độ tuổi, năng lực trẻ.

Cùng con ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ:

>> 70 bài toán lớp 2 đầy đủ các dạng từ cơ bản đến nâng cao

>> 3 đề bài tập tiếng Anh lớp 2 có kèm đáp án chi tiết

2. Lợi ích khi con sử dụng bảng cộng trừ có nhớ

Không chỉ dừng lại ở vấn đề gợi ý cho con kết quả phép tính đơn giản, mà còn giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng ghi nhớ, phản xạ nhanh nhạy. Việc học Toán thông qua bảng tổng hợp đem lại nhiều lợi ích đối với quá trình học tập. Chúng đóng vai trò giúp:

– Trau dồi, ghi nhớ dễ dàng kết quả phép tính mà không cần mất thời gian tính toán, suy nghĩ.

– Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tính nhẩm nhanh trong các phép tính phức tạp như: cộng (trừ) số có hai chữ số với số có một chữ số, cộng (trừ) số có hai chữ số với số có hai chữ số,…

– Tạo tiền đề giúp trẻ tiếp cận kiến thức nâng cao khi ở bậc học cao hơn.  

– Đồng thời đây cũng là bước nền giúp trẻ cải thiện kỹ năng tính toán thông qua quá trình tích lũy bằng việc học bảng cộng trừ thường xuyên.

Bởi những ưu điểm mà bảng cộng trừ có nhớ đem lại cho trẻ em, nên việc tìm kiếm và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với độ tuổi, sở thích và năng lực của bé là cần thiết.

3. Cách tiếp cận bảng cộng trừ có nhớ tốt nhất cho trẻ

Để có thể lựa chọn cách tiếp cận bảng cộng trừ có nhớ tốt nhất cho  trẻ, cha mẹ cần lưu tâm đến những yếu tố sau:  

3.1. Thời gian học lý tưởng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khung thời gian lý tưởng thích hợp với việc học đó là:

  • Từ 7 giờ tới 10 giờ: có lợi cho việc ghi nhớ của trẻ.
  • Khoảng 14 giờ 30 tới 16 giờ 30: là khoảng thời gian mà não bộ của trẻ hoạt động nhiều nhất, phù hợp với nội dung học đòi hỏi tư duy logic, tính toán cao.
  • Thời gian khoảng 19 giờ 45 đến 21 giờ: kết hợp hoạt động vui chơi trải nghiệm tạo cho con môi trường vừa học, vừa chơi.

Phụ huynh cần dựa theo nhu cầu, năng lực và sở thích từ đó lựa chọn thời điểm dạy phù hợp.

3.2. Kiên trì, nhẫn nại với con

Đối với các bé đang trong độ tuổi Tiểu học, sự đồng hành của bố mẹ là điều rất quan trọng. Bên cạnh việc học trên trường có sự dìu dắt của thầy cô, bản thân các vị phụ huynh cũng là một người thầy, người bạn cùng con chinh phục những thử thách đầu đời.

Dạy con học là một công việc khó khăn. Đã có không ít các ông bà, bố mẹ cảm thấy bất lực khi dạy con học. Việc học bảng cộng trừ có nhớ lớp 2 cũng tương tự như vậy, đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực ở cả phụ huynh và các em.

3.3. Tận dụng tài nguyên trên nền tảng Youtube  

Học bảng cộng trừ có nhớ bằng hình thức giải trí rất đa dạng, bởi vậy cha mẹ có nhiều sự lựa chọn đối với kênh học cho trẻ. Với ưu điểm về nội dung, hình ảnh trực quan chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của trẻ.

VTV7 Online là kênh Youtube học Toán quốc dân, thân quen với hầu hết các bé đang độ tuổi đi học. Với gần 1 triệu lượt theo dõi, VTV7 Online có riêng một danh sách các video giảng dạy Toán dành cho học sinh lớp 2, đảm bảo bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra các bé có thể tham gia trực tiếp cùng lớp học online, được trao đổi và tương tác cùng giáo viên.

3.4. Kết hợp yếu tố cảm xúc và trí tuệ

Phương pháp học cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố cảm xúc và trí tuệ, lồng ghép yếu tố hình ảnh, âm thanh và trò chơi vào nội dung học bảng cộng trừ. Tránh gây cảm giác nhàm chán cho trẻ khi học. Khi dạy trẻ học bố mẹ nên ưu tiên những dạng bài tập có tính tương tác, ứng dụng cao nhằm giúp con dễ dàng vận dụng trong nhiều trường hợp.  

4. Tổng hợp các dạng bài tập ứng dụng bảng cộng trừ có nhớ lớp 2

Tùy theo nhu cầu và mục tiêu phát triển khả năng tư duy của trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn dạng bài tập phù hợp với con.

4.1. Dạng đặt tính rồi tính theo mẫu

Đặt tính rồi tính là dạng toán cơ bản nhất mà bé được làm quen và luyện tập. Về bản chất đây chỉ là những phép cộng (trừ) trong phạm vi 100, nhưng thay vì đặt tính theo hàng ngang thì trẻ sẽ tính theo hàng dọc, theo trình tự cộng (trừ) từ phải qua trái.

Bài tập ứng dụng bảng cộng trừ có nhớ lớp 2

Ví dụ dạng bài đặt tính rồi tính toán lớp 2

Để hoàn thành dạng bài tập này, đòi hỏi con có kỹ năng tính nhẩm, đếm số đơn giản để có được kết quả chuẩn xác.

4.2. Dạng bài điền số thích hợp vào ô trống

Trong chương trình học toán lớp 2, các bé đã quen thuộc và chinh phục dạng toán điền số thích hợp vào ô trống.

Đề bài sẽ cho trước một phép tính cộng hoặc trừ đơn giản, tuy nhiên sẽ để trống một vị trí bất kỳ (có thể là số hạng, tổng, hiệu, số bị trừ, số trừ). Yêu cầu trẻ phải có kỹ năng phân tích tư duy khoa học để tìm ra con số thích hợp.

Ví dụ:

Bài 1: Viết các số 13, 25, 34, 21, 5 theo thứ tự:

– Từ bé đến lớn: ….., ….., ….., ….., ….. .

– Từ lớn đến bé: ….., ….., ….., ….., ….. .

Bài 2: Viết các số tròn chục bé hơn 60:

……………………………………………………

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

27 + ….. = 60

82 – ….. = 15

….. + 22 = 45

4.3. Dạng bài giải toán có lời văn

Bài tập này nêu ra một số tình huống thực tế lồng ghép yếu tố Toán học dưới dạng lời văn. Đối với dạng bài này đòi hỏi trẻ có kỹ năng đọc hiểu, phán đoán tốt để tìm ra hướng giải bài đúng và chính xác.

Dạng bài giải toán có lời văn - toán lớp 2
Bài toán có lời văn lớp 2

Ví dụ dạng bài giải toán có lời văn

4.4. Dạng bài so sánh tổng hoặc hiệu

Đề bài đưa ra hai hoặc ba phép tính và yêu cầu trẻ điền dấu (>,<,=) thích hợp. Dạng bài này là dạng nâng cao của đặt tính rồi tính, việc của trẻ không chỉ dừng lại ở việc tính nhẩm kết quả mà còn phải so sánh các kết quả với nhau và điền dấu phù hợp.

Dạng bài so sánh tổng hoặc hiệu lớp 2

Ví dụ về dạng bài toán so sánh lớp 2

Hy vọng với phương pháp học bảng cộng trừ có nhớ mà thầy cô vừa chia sẻ, bố mẹ sẽ có được sự lựa chọn đúng cho con em mình. Để tìm hiểu thêm về toán tư duy và các phương pháp học toán hiệu quả, bố mẹ đừng quên theo dõi trang tin Babilala.vn, các thầy cô sẽ cập nhật kiến thức mới hàng ngày.

Đăng ký học
Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ