Trẻ nhút nhát thiếu tự tin: Nguyên nhân, biểu hiện & cách dạy

1.259 lượt xem

Trẻ nhút nhát về lâu dài có thể lấy đi nhiều cơ hội trong quá trình phát triển, trưởng thành của chính bản thân mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở thành những người lớn nhút nhát nếu bố mẹ không phát hiện, can thiệp để khắc phục sớm. Phụ huynh hoàn toàn có thể giúp con điều chỉnh, và vượt qua tính nhút nhát trong giai đoạn đầu đời. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề của trẻ nhút nhát thiếu tự tin và phương pháp dạy qua nội dung dưới đây.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Trẻ nhút nhát thường có biểu hiện như thế nào?

Trẻ được xem là nhút nhát khi con không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung cùng bạn bè đồng trang lứa, mặc dù con muốn làm điều đó. Những biểu hiện của trẻ nhút nhát có thể là:

– Không chịu nói chuyện, trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là câu hỏi rõ ràng và đơn giản.

– Không thích chơi đùa, tham gia các hoạt động tập thể.

– Không thích chơi ở những không gian công cộng, đông người và xa lạ, trừ khi đi cùng người thân.

– E ngại khi được người lạ quan tâm chú ý, dù đó là sự chú ý tích cực.

2. Nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát?

Vì thế giới xung quanh của trẻ còn quá mới mẻ và lạ lẫm, nên các bé có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong sự phát triển của trẻ. Và theo tự nhiên, từ 3 tuổi trở đi, con sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi, tương tác với bạn bè đồng trang lứa.

Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát

Tuy nhiên, trẻ nhút nhát khi đi học mẫu giáo (tức là có biểu hiện nhút nhát kéo dài) có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân, bao gồm:

– Di truyền: Cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát do thừa hưởng từ bố mẹ.
Bản tính: Trẻ nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng nhút nhát kéo dài hơn so với những đứa trẻ khác.

– Bắt chước người lớn: trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh, gần gũi nhất chính là bố mẹ. Nếu bố mẹ có tính cách nhút nhát cũng có thể vô tình tạo cho con thói quen, tính cách này thông qua các hoạt động hàng ngày.

– Mối quan hệ gia đình: Trẻ em thiếu tình thương hoặc không được chăm sóc thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu, và trở nên nhút nhát.

– Thường xuyên bị chê bai: Những đứa trẻ hay bị chọc ghẹo hoặc ức hiếp bởi bạn bè hoặc người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, họ hàng cũng sẽ dễ có xu hướng nhút nhát và hoảng sợ.

3. Phương pháp dạy trẻ nhút nhát

Sự nhút nhát là một nguyên nhân lớn khiến trẻ khó hòa nhập với bạn bè và cuộc sống. Khi lớn lên, sự nhút nhát ấy có thể làm giảm bớt cơ hội tự lập. Bố mẹ có từng tự hỏi trẻ nhút nhát phải làm sao? Dưới đây là một số cách giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát:

3.1. Không khiến trẻ cảm thấy tự ti vì bản thân nhút nhát

Nhút nhát không phải là một bệnh lý hay một sự bất thường. Đây là một biểu hiện phổ biến ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Sự thân thuộc và an toàn khi ở cạnh người thân khiến trẻ cảm thấy lo sợ khi phải tiếp xúc với người lạ hoặc môi trường mới. Lúc này trẻ thường có xu hướng thu mình lại như một phản ứng tự nhiên.

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát

Bố mẹ hãy kiên nhẫn khi dạy trẻ nhút nhát

Vì thế, bố mẹ nên tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, giải thích cho con rằng đó là phản ứng tự nhiên. Hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn phân tích những lợi ích khi con cởi mở hơn với những điều mới lạ xung quanh. Điều này giúp trẻ có động lực để gặp gỡ bạn bè mới. Đồng thời, bố mẹ cũng không nên so sánh con với bạn bè đồng trang lứa, bởi điều này sẽ vô hình chung gây áp lực không đáng có cho trẻ, khiến trẻ giảm bớt tự tin của bản thân.

3.2. Khuyến khích trẻ trải nghiệm những điều mới

Càng trải nghiệm nhiều điều mới thì trẻ càng có nhiều cơ hội để trở nên cởi mở. Thay vì chỉ tập trung, lo lắng về sự nhút nhát, bố mẹ nên khuyến khích bé thử những điều mới, như tham gia các lớp học kỹ năng: học bơi, học vẽ, học hát,… hay cùng con tham gia các hoạt động ngoại khóa để con được tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo cơ hội cho con chơi cùng bạn bè đồng trang lứa hoặc sống trong môi trường có nhiều người. Từ đó, con được tiếp xúc với bạn mới, được nói chuyện với nhiều người, nhận ra niềm vui và vượt qua sự nhút nhát của bản thân.

3.3. Giao tiếp với trẻ nhiều nhất có thể

Dù bận rộn nhưng bố mẹ cũng nên dành thời gian để tâm sự cùng con. Khi được trò chuyện và lắng nghe, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm, an toàn và sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn. Quá trình này giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

Hãy luôn động viên để con trở nên tự tin hơn

Sự nhút nhát cản trở khá nhiều cơ hội phát triển của con trong cuộc sống

Trong những cuộc trò chuyện ấy, bố mẹ hãy phân tích và cho trẻ lời khuyên đứng từ khía cạnh của mình. Hoặc kể cho con nghe về những kinh nghiệm riêng, những nỗi sợ hãi mà bản thân mình đã từng gặp phải, và cách vượt qua chúng. Việc bày tỏ sự cảm thông là một phương pháp tuyệt vời để giúp trẻ không còn cảm thấy lạc lõng, từ đó có thể tự tin hòa nhập hơn.

3.4. Từng bước giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát

Giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát là điều nên làm nhưng đây là cả một quá trình, bố mẹ không nên thay đổi con quá đột ngột. Hãy bắt đầu từ việc trò chuyện và hỏi ý kiến con, từ đó hiểu thêm về con và để con có thể làm quen với suy nghĩ rằng con sẽ gặp gỡ những người bạn mới trong các hoạt động mới.

Ví dụ, trước khi mời bạn bè mới của con đến nhà, bố mẹ nên trao đổi trước với con về kế hoạch này và lắng nghe cảm nhận của con. Ngoài ra, bố mẹ hãy dạy con một số cách ứng xử và nói chuyện cơ bản khi giao tiếp cùng bạn bè hoặc người lạ để trẻ không cảm thấy thiếu tự tin khi rơi vào một hoàn cảnh xa lạ.

Trên đây là những nội dung về trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích để giúp bố mẹ và bé vượt qua sự nhút nhát trong giai đoạn đầu đời. Trong trường hợp bố mẹ đã nỗ lực hết mình nhưng biểu hiện nhút nhát của con vẫn kéo dài, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Đăng ký học
Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ