Lý thuyết lùi thì và hướng dẫn làm bài chính xác nhất
Lùi thì là kiến thức quen thuộc và quan trọng cần nắm rõ đối với người học tiếng Anh nói chung và học sinh cần làm các dạng bài viết lại câu nói riêng. Đây là phần kiến thức khiến người học khá bối rối vì chúng có nhiều phần cần lưu ý. Hãy cùng Babilala.vn đi tìm hiểu lý thuyết lùi thì và các hướng dẫn làm bài tập dạng này một cách chính xác nhất có thể.
MỪNG MĂNG NON TỰU TRƯỜNG!
Babilala trợ giá 58% học phí & tặng bộ quà trị giá 2 triệu
(Áp dụng với các ba mẹ đăng mới từ ngày 01/09/2024)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
I. Lý thuyết lùi nhất định phải nắm vững
- Định nghĩa của lùi thì
Lùi thì là quy tắc mà ở đó người nói hoặc người viết thực hiện chuyển đổi câu trực tiếp (Direct speech) sang câu gián tiếp (Reported Speech). Mục đích của hành động này nhằm tường thuật lại các hoạt động, lời nói của người khác.
Lùi thì được sử dụng khi chuyển câu nói từ dạng trực tiếp sang gián tiếp
Ví dụ: He said: “I have done all my homework”
→ He said he had done all his homework.
- Cách thể hiện lùi thì trong câu
Trong câu tường thuật, sự việc, hành động không xảy ra tại thời điểm nói. Vì vậy, khi chuyển câu trực tiếp thành dạng tường thuật, động từ trong câu gốc cần lùi một thì về quá khứ so với thời điểm nói.
Cụ thể, cách lùi thì chính xác sẽ như sau:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Hiện tại đơn (Present simple tense) | Quá khứ đơn (Past simple tense) |
Hiện tại tiếp diễn (Present continuous tense) | Quá khứ tiếp diễn (Past continuous tense) |
Hiện tại hoàn thành (Present perfect tense) | Quá khứ hoàn thành (Past perfect tense) |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ đơn | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Tương lai đơn | Tương lai đơn trong quá khứ |
Tương lai gần (am/is/are + going to + V) | were/was going to + V |
Tương lai tiếp diễn | Tương lai tiếp diễn dạng quá khứ (would be V_ing) |
Tương lai hoàn thành | Tương lai hoàn thành dạng quá khứ (would have + V (p3) |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn | Tương lai hoàn thành tiếp diễn dạng quá khứ (would have been V_ing) |
Các thành phần trong một câu tường thuật bao gồm: động từ giới thiệu, động từ chính, các trạng từ chỉ thời gian…. Do đó, ngoài việc áp dụng quy tắc lùi thì, người học cũng cần lưu ý đến việc biến đổi các thành phần trong câu để tạo thành câu gián tiếp hoàn chỉnh. Cụ thể:
Modal verbs
Trực tiếp | Gián tiếp |
Can | Could |
May | Might |
Must | Must/Had to |
Tuy nhiên, các modal verbs như: should, could, might, would, ought to thì không cần lùi thì.
Đại từ
Trong quá trình biến đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, ta chỉ cần lưu ý chuyển 3 chủ ngữ: I, We, You và các đại từ khác của 3 ngôi này về các dạng theo quy tắc.
Trực tiếp | Gián tiếp | |
Chủ ngữ | We | We/ They |
I | She/He | |
You | I/We/They | |
Tân ngữ | Us | Us/Them |
Me | Her/Him | |
You | Me/Us/Them | |
Tính từ sở hữu | Our | Our/Their |
My | Her/His | |
Yours | My/Our/Their | |
Đại từ sở hữu | Ours | Ours/Theirs |
Mine | Hers/His | |
Yours | Mine/Ours/Theirs | |
Đại từ chỉ định | This | The/That |
These | The/Those |
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trực tiếp | Gián tiếp |
This | That |
Here | There |
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trực tiếp | Gián tiếp |
Now | Then/at the time |
Today | That day |
Yesterday | The day before/the previous day |
The day before yesterday | Two days before |
Tomorrow | The next day/ The day after/ The following day |
The day after tomorrow | Two days after/ in two days’ time |
Ago | Before |
This week | That week |
Last week | The week before/ The previous week |
Next week | The next week/ The following week/ The week after |
II. Bài tập lùi thì và những lưu ý liên quan
- Các lưu ý cần biết để làm bài tập lùi thì chính xác
Phương pháp làm dạng bài tập này khá dễ dàng, tuy nhiên người học cần chú ý vào các đặc điểm sau:
Chủ ngữ trong câu trực tiếp là ngôi thứ nhất thì khi chuyển sang câu gián tiếp, ta phải đưa về ngôi thứ ba.
Xác định đúng các thành phần trong câu để thực hiện lùi thì chính xác
Động từ trong câu gián tiếp phải lùi về một thì so với thì ở câu trực tiếp.
Trong câu gián tiếp không có dấu ngoặc kép.
- Phân tích các ví dụ về dạng lùi thì
Ví dụ 1. My teacher said: “You should study harder”
(Giáo viên của tôi nói: “Em nên học hành chăm chỉ hơn”)
Ta có:
Động từ giới thiệu: said
Modal verb: should (động từ này không lùi thì)
Chủ ngữ chính trong câu: My teacher
Tân ngữ chính trong câu: You
→ My teacher said/told me that I should study harder.
(Giáo viên của tôi nói với tôi rằng tôi nên học hành chăm chỉ hơn)
Ví dụ 2. Mary said: “I don’t like ice-cream”
(Mary nói: “Tớ không thích ăn kem”)
Ở đây, động từ giới thiệu là said, chủ ngữ chính trong câu là I, động từ chính trong câu là don’t like.
→ Mary said that she didn’t like ice-cream.
(Mary nói rằng cô ấy không thích ăn kem)
Ví dụ 3. John said: “I bought a new laptop last month”
(John nói: “Tháng trước tôi đã mua một chiếc máy tính mới”
Ta nhận thấy:
Said là động từ giới thiệu
I là chủ ngữ chính trong câu
Bought là động từ chính trong câu
Last month là trạng từ chỉ thời gian
→ John said (that) he had bought a new laptop the month before.
(John nói rằng anh ấy đã mua một chiếc máy tính mới vào tháng trước đó)
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng lùi thì
Tuy người học có thể đã được học các kiến thức về lùi thì nhưng khi áp dụng kiến thức làm bài tập vẫn mắc phải một số lỗi sai. Nguyên nhân ở đây là người học chưa nắm rõ các kiến thức này hoặc tần suất luyện tập các dạng bài tập còn thấp nên chưa quen thuộc.
Sử dụng sai cấu trúc là một trong các nguyên nhân khiến người học mắc lỗi lùi thì
Một số lỗi người học hay mắc phải ở phần kiến thức này là:
Không lùi thì ở mệnh đề phụ. Đây là một lỗi phổ biến thường gặp. Lỗi này tuy không làm nội dung câu bị sai nhưng không đáp ứng được yêu cầu đề bài nên người học sẽ bị trừ điểm trong các bài kiểm tra, bài thi quan trọng.
Sử dụng sai cấu trúc gián tiếp. Lùi thì không chỉ có dạng tường thuật với tell, hay say mà còn có một số các cấu trúc ở dạng đặc biệt khác, như dạng câu hỏi, câu mệnh lệnh, sai khiến. Các cấu trúc này đều có những lưu ý và công thức khác nhau, do đó người học cần lưu ý và xác định đúng dạng câu gián tiếp để làm bài đúng.
Với những kiến thức về lùi thì như định nghĩa, cách lùi thì, các thành phần cần lùi thì trong câu, phân tích ví dụ và chỉ ra một số lỗi sai người học thường mắc phải mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ nắm vững được phần kiến thức này. Đồng thời đạt quả cao trong quá trình học tập và giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài nhé!