Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non
Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non sẽ giúp con hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi. Dưới đây là một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân mà cha mẹ nên dạy cho trẻ trong giai đoạn mầm non. Hãy cùng theo dõi.
CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG
(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)
Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á
- Giáo trình chuẩn Cambridge
- 100% giáo viên bản xứ
- 360 bài học, 3000+ từ vựng
- I-Speak chấm điểm phát âm
- Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7
Nội dung chính
1. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ
Trong độ tuổi mầm non, con bắt đầu hình thành tư duy nhận biết về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân là điều cần thiết. Vậy kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì?
1.1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì?
Tự chăm sóc bản thân là khả năng có thể tự chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của mình về sức khỏe, tinh thần và vật chất. Tương tự, kỹ năng tự chăm sóc bản thân bao gồm chăm sóc về dinh dưỡng, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và biết cách quản lý thời gian một cách hợp lý và hiệu quả.
1.2. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non
Học kỹ năng tự chăm sóc bản thân từ sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển về tinh thần, thể chất và cả trí tuệ cho trẻ sau này. Khi rèn luyện những kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản, sẽ giúp con có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác cao đối với hành động và lời nói của bản thân.
Đồng thời đây cũng là cơ hội để trẻ bắt đầu hành trình tìm hiểu chính mình. Biết được sở thích, thế mạnh là gì; từ đó có những định hướng phù hợp với tính cách của mình. Nắm rõ kỹ năng chăm sóc bản thân không chỉ giúp con chăm sóc tốt cho bản thân mà còn có khả năng chăm sóc tới mọi người xung quanh; nhất là những người thân trong gia đình như: ông bà, cha mẹ, anh chị em.
2. Nên giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ như thế nào?
Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân khoa học sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi. Dưới đây là một số kỹ năng mà cha mẹ nên rèn luyện cho con.
2.1. Dọn giường sau khi thức dậy
Cha mẹ nên hướng dẫn con càng cụ thể càng tốt, để bé có thể tự dọn giường. Hãy chỉ cho trẻ từng bước và nói về cách thực hiện ra sao. Ví dụ như: “Đầu tiên, mẹ sẽ kéo ga giường và vuốt phẳng chúng. Sau đó kéo chăn phủ lên trên, tiếp đó sắp xếp những chiếc gối theo quy tắc từ lớn tới nhỏ”. Bé vừa lắng nghe vừa trực tiếp theo dõi từng bước sắp xếp chiếc giường gọn gàng hoàn chỉnh nhất.
Mô tả các bước dọn giường sau khi thức dậy
Khi bắt đầu sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ, vụng về đôi chút. Tuy nhiên trong quá trình đó có thể tập cho bé kỹ năng sắp xếp ngay ngắn, khoa học, phát triển tư duy toàn diện.
2.2. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ không thể bỏ qua vấn đề giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc các bộ phận cơ thể. Đây là kỹ năng sống cơ bản mà trẻ mầm non cần có để bảo vệ sức khỏe của bản thân, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tay chân miệng, bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Các bước chăm sóc vệ sinh cá nhân cơ bản: rửa mặt, đánh răng, súc miệng, rửa tay,….
Vì vậy, cha mẹ cần nói cho con hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc vệ sinh cá nhân. Hãy hướng dẫn bé cách tự vệ sinh cá nhân như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, tắm rửa để bé có thể biết việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Khi con được giáo dục tại nhà, các con sẽ có kỹ năng tự lập và tự tin hơn khi đến trường.
Một điều cần lưu ý, để bé có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân là hãy chú trọng đến việc bố trí đồ đạc trong không gian gia đình, đảm bảo các vật dụng như bàn chải, kem đánh răng, chậu rửa mặt,… đều nằm trong tầm với của con.
BA MẸ CÓ BIẾT?
3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?
Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:
– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.
– Phát âm chuẩn bản xứ.
– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.
Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á là giải pháp giúp con đọc thông, nói thạo, tự tin giao tiếp như trẻ em bản xứ.
>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi học phí, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
2.3. Thay quần áo
Tự mặc quần áo là kỹ năng sống quan trọng mà trẻ ở độ tuổi mầm non cần nắm được. Trước tiên hãy bắt đầu bằng những bộ quần áo có nút cài đơn giản hoặc những chiếc áo thun chui đầu, quần chun, khóa kéo, khóa dán mà con có thể tự cài được. Ba mẹ dạy trẻ xác định các phần: cổ áo, thân áo, gấu áo quần; xác định được phía trước, phía sau, mặt trái, mặt phải của áo, quần. Có một mẹo giúp bé dễ phân biệt là phía trước áo hay quần thường sẽ có hình thù con vật ngộ nghĩnh; hay mặt trước quần sẽ có vị trí của khóa kéo hoặc dây rút.
Mô tả chi tiết cách mặc quần áo đơn giản dành cho trẻ
Cha mẹ hãy cố gắng quan sát kỹ và dạy con từng bước một để nắm rõ. Đừng quá nóng vội hay đòi hỏi con phải thuần thục ngay. Điều này sẽ vô hình trung tạo áp lực cho trẻ, gây tâm lý thiếu tự tin. Tuy nhiên cũng đừng vì con chưa thành tạo, mặc quần áo mất nhiều thời gian mà cha mẹ làm thay; vì sẽ khiến con dần sinh ra tính ỷ lại không muốn tự thay quần áo.
2.4. Bưng bê đồ vật “khéo léo”
Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khỏe bản thân, cha mẹ cũng khuyến khích con lối sống tự lập. Bằng cách hướng dẫn cách bưng bê đồ vật sao cho an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ và những người khác trong nhiều hoàn cảnh.
Cách bưng bê đảm bảo an toàn trong nhiều trường hợp
Đây là kỹ năng quan trọng nhất để trẻ có thể tự chăm sóc được bản thân khi tham gia môi trường học đường hay những buổi dã ngoại vui chơi ngoài trời mà không có sự đồng hành của cha mẹ.
2.5. Tự cầm đũa, thìa
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các bé trong độ tuổi mẫu giáo đặc biệt từ 12 – 18 tháng tuổi cần được cha mẹ hướng dẫn cách cầm nắm đũa thìa. Trẻ càng nhỏ càng dễ tiếp thu những kiến thức mới lạ và nhanh chóng học cách tự lập. Sẽ khá bất tiện nếu trẻ trong độ tuổi mầm non hoặc thậm chí đã học lớp 1 nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của thầy cô, cha mẹ đút từng thìa. Đây cũng là một trong những điều giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cha mẹ nên lưu ý.
Cách cầm đũa, thìa, dĩa thích hợp với trẻ em
Hãy chọn những dụng cụ nhỏ để trẻ dễ sử dụng và hướng dẫn trẻ cách đặt dao, muỗng, nĩa và đũa sao cho gọn gàng và đúng vị trí trên bàn trước và sau khi ăn. Điều này giúp trẻ phát triển thói quen sử dụng các dụng cụ ăn uống một cách lịch sự và ngay ngắn.
2.6. Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng là một trong những kỹ năng tự chăm sóc bản thân cần thiết để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Để luôn khỏe mạnh, hãy xây dựng và rèn luyện cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ba mẹ nên dạy bé biết cách sinh hoạt tích cực như không xem tivi quá gần, thiết lập thời gian xem trong một khoảng nhất định. Đồng thời cần nhắc nhở bé hạn chế xem những chương trình, phim ảnh có quá nhiều yếu tố bạo lực.
Có thể thấy việc giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân là việc quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ qua. Giúp bé hình thành thói quen tốt, có tính tự lập và tinh thần trách nhiệm cao hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác về kỹ năng sống của Babilala để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích.