Cần chuẩn bị những gì trong giai đoạn tiền tiểu học của trẻ?
Tiền tiểu học được coi là bước đệm có tác động trực tiếp tới quá trình thích nghi và làm quen với những hoạt động trong khuôn khổ trường học. Vậy phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng và kiến thức gì để bé có thể tự tin khi tham gia các lớp tiền tiểu học. Hãy cùng Babilala tìm hiểu và phân tích trong nội dung dưới đây.
Nội dung chính
1. Tiền tiểu học là gì?
Tiền tiểu học là chương trình được thiết kế riêng cho những bạn nhỏ trong giai đoạn 5 tuổi. Hiện nay cụm từ này không còn xa lạ trong cộng đồng các ông bố bà mẹ, với mong muốn giúp con không bị bỡ ngỡ khi chính thức bước chân vào Tiểu học. Sở dĩ bởi trẻ sẽ chuyển từ môi trường mầm non tự do thoải mái lên môi trường học tập chính thức, đòi hỏi tính kỷ luật nề nếp cao. Con sẽ tự mình đối mặt với nhiều điều mới lạ nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ, rụt rè lúc ban đầu. Vì vậy, trang bị cho bé một tinh thần tốt, kiến thức vững chắc trong giai đoạn này là điều cần thiết.
Lớp tiền tiểu học dành cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Đáp ứng nhu cầu đó mà nhiều lớp học tiền tiểu học được ra đời. Dựa theo khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lớp học tiền tiểu học sẽ giúp con trang bị những kiến thức cần thiết, khả năng tự lập, tâm lý sẵn sàng làm quen với môi trường và phương pháp học tập mới.
Mặc dù còn nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít người phản đối. Nhưng nội dung dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về phương pháp, chương trình dạy tiền tiểu học.
2. Phương pháp dạy tiền tiểu học
Là cột mốc quan trọng đối với mỗi trẻ, phương pháp giáo dục tiền tiểu học được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Phương pháp này không chỉ chú trọng đến những kiến thức cơ bản về Toán học, tiếng Việt mà còn làm ổn định tinh thần của trẻ. Trẻ sẽ được tìm hiểu các chương trình học mới phù hợp với độ tuổi, và học cách làm quen, thích nghi với việc học bài bản hơn.
Đặc điểm của phương pháp dạy là không gò bó, không tạo áp lực. Giáo viên là người đồng hành, giúp con làm quen các kiến thức mới. Đồng thời chú trọng tới các kỹ năng phát triển bản thân nhằm kích thích khả năng tập trung của trẻ.
3. Nội dung chương trình tiền tiểu học
Có một câu hỏi mà khá nhiều phụ huynh băn khoăn đó là “tiền tiểu học là học những gì?”, các con sẽ được tiếp cận những dạng kiến thức nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây:
3.1. Tiếp cận kiến thức Toán học
Hầu hết chương trình Toán được xây dựng và triển khai theo đúng quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các con sẽ được tiếp cận các kiến thức Toán học cơ bản như: số đếm, số thứ tự, cách xem đồng hồ, nhận biết các hình học 2 chiều và 3 chiều,…
Chi tiết chương trình dạy toán tiền tiểu học mà giáo viên thường áp dụng:
– Hướng dẫn cách nhận biết và thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn giản trong phạm vi 10.
– Tập làm quen với các phép so sánh như lớn hơn, nhỏ hay bằng nhau.
– Nhận diện các đặc điểm của hình học cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…
– Rèn luyện trí thông minh thông qua các bài tập phán đoán, tư duy số học logic nhằm tăng khả năng tập trung của trẻ.
– Rèn luyện kỹ năng đo lường, kích thước ngắn dài và so sánh tỉ lệ; hình thành thói quen tư duy ước lượng.
– Nhận biết thời gian và cách đọc đồng hồ.
Nội dung chương trình dạy toán tiền tiểu học được áp dụng
Nội dung chương trình được xây dựng như vậy nhằm giúp trẻ thực hành, làm quen và tự tin với môn Toán khi thực sự bước chân vào lớp 1. Đồng thời tạo nền tảng kiến thức vững chắc để con dễ dàng vận dụng Toán học vào thực tiễn cuộc sống.
Download sách tiền tiểu học dưới đây để con rèn luyện kỹ năng Toán học:
3.2. Rèn luyện kỹ năng đọc, viết tiếng Việt
Khung chương trình tiếng Việt tiền tiểu học được xây dựng dựa trên mục đích giúp trẻ nhận biết bảng chữ cái tiếng Việt, các thanh dấu và học cách viết chữ cái và từ đơn giản.
Một trong các dạng bài trong chương trình tiếng Việt tiền tiểu học
Cụ thể nội dung chương trình như sau:
– Giúp trẻ nhận diện và phát âm bảng chữ cái.
– Tìm hiểu về các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt.
– Luyện viết các nét chữ, chữ cái, từ đơn, từ ghép cho trẻ.
– Rèn luyện khả năng đọc – hiểu cơ bản như: đọc từ, đọc câu và cách ngắt câu dấu chấm, dấu phẩy.
Download phiếu bài tập để con luyện chữ và nhận biết chữ cái tiếng Việt:
3.3. Làm quen với tiếng Anh
Khung chương trình tiếng Anh tiền tiểu học được xây dựng trên tiêu chí giúp con tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên nhất. Đồng thời, kích thích niềm yêu thích của trẻ đối với tiếng Anh.
Nội dung chương trình tiếng Anh trong giai đoạn tiền tiểu học:
– Giúp trẻ nhận biết và phát âm chuẩn từ vựng tiếng Anh thuộc các chủ đề màu sắc, con số, trường học, gia đình, động vật,…
– Rèn luyện các mẫu câu đơn giản như: hỏi tên đồ vật, hỏi và giới thiệu người thân trong gia đình, nói về các đồ vật bé yêu thích,…
– Nhận biết 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm chuẩn.
– Hình thành niềm yêu thích tiếng Anh và ý thức tự giác áp dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Download tài liệu tiếng Anh cho bé:
BA MẸ CÓ BIẾT?
3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?
Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:
– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.
– Phát âm chuẩn bản xứ.
– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.
Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – app học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á nhằm giúp con dễ dàng bắt đầu và duy trì học tiếng Anh mỗi ngày.
>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi học phí, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
3.4. Trau dồi kỹ năng sống
Giai đoạn tiền tiểu học là giai đoạn vàng phát triển tâm lý của trẻ, đây được coi là thời điểm bé có nhiều thay đổi về nhận thức, suy nghĩ. Vì vậy kỹ năng sống được đưa vào là một môn học trong chương trình giảng dạy cho các bé. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và thành công hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này.
Giáo viên sẽ chú trọng giúp con rèn luyện khả năng tập trung, tính kiên nhẫn khi ngồi và cân bằng các hoạt động đọc sách, vui chơi. Ngoài ra, lớp kỹ năng sống tiền tiểu học cũng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nâng cao khả năng ngôn ngữ bằng vốn từ phong phú hơn. Khi năng lực nghe – đọc – viết của trẻ được hình thành, não bộ của trẻ cũng phát triển nhanh chóng, trẻ có khả năng tập trung, ghi nhớ tốt sẽ học tốt hơn.
4. Phụ huynh cần chuẩn bị gì trong giai đoạn tiền tiểu học của trẻ?
Nội dung trên đã giúp các vị phụ huynh hiểu hơn về phương pháp và chương trình tiền tiểu học. Trẻ theo học các lớp này có những lợi ích không thể phủ nhận, tuy nhiên để tránh tâm lý chủ quan và gây áp lực đối với con, bố mẹ cần chuẩn bị một số điều:
4.1. Tìm hiểu kỹ lưỡng về các lớp tiền tiểu học
Hiện tại, các lớp tiền tiểu học được mở tràn lan với nhiều lời mời hấp dẫn. Tuy nhiên cha mẹ cần tỉnh táo tìm hiểu kĩ càng thông tin về lớp học, đội ngũ giáo viên, chương trình học và mức học phí để có lựa chọn đúng đắn dành cho con.
4.2. Đồng hành cùng con
Một số phụ huynh lầm tưởng rằng chỉ cần tìm cho con một cơ sở giáo dục chất lượng, uy tín là có thể phó mặc con cho giáo viên, trường lớp. Tuy nhiên, sự đồng hành của cha mẹ là một trong những yếu tố giúp con học tập tiến bộ. Cha mẹ hãy lắng nghe tâm sự, khó khăn của con để từ đó đưa ra những lời khuyên giúp con chuẩn bị tâm thế, nề nếp sinh hoạt phù hợp với giai đoạn tiểu học sắp tới.
4.3. Sử dụng các phiếu bài tập bổ trợ
Với tâm lý bị thu hút bởi những thứ bắt mắt của trẻ nên cha mẹ nên áp dụng tranh vẽ minh họa sống động trong quá trình học Toán và tiếng Việt. Những phiếu bài này sẽ là tài liệu luyện chữ tiền tiểu học và học Toán cơ bản mà cha mẹ có thể tận dụng.
Minh họa phiếu bài tập Toán trong chương trình tiền tiểu học
Minh họa phiếu bài tập tìm chữ cái trong chương trình tiếng Việt
4.4. Không tạo áp lực cho con
Trái ngược với những phụ huynh phó mặc, một số cha mẹ rất chú trọng và quan tâm tới tình hình học tập của con. Khi thấy con mình chưa tập trung học hay đọc, viết chưa thành thạo lại thấy lo lắng, sốt ruột nên thường thúc ép con học với thời gian nhiều hơn.
Điều này vô hình trung gây áp lực làm trẻ chán học và sợ học hơn. Thay vào đó, phụ huynh nên chia sẻ thêm với giáo viên để có thể phối hợp cùng cô cải thiện tình hình học tập của con tốt hơn mà không gò bó.
4.5. Dành thời gian cho trẻ vui chơi
Vì trẻ mới chỉ ở giai đoạn tiền tiểu học, phụ huynh không nên quá khắt khe, ép con vào khuôn khổ. Cha mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi với các bạn cùng trang lứa; vừa giúp trẻ hòa nhập với môi trường vừa giúp con phát triển các kỹ năng sống.
Giai đoạn tiền tiểu học sẽ là bước ngoặt quan trọng đối với mỗi trẻ nên phụ huynh cần trang bị cho con những kiến thức và kỹ năng vững chắc để con tự tin và phát triển toàn diện một cách tự nhiên. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về lớp tiền tiểu học, đồng thời đưa ra quyết định phù hợp với con.