Tư thế ngồi học đúng chuẩn dành cho trẻ mà cha mẹ nên biết

1.786 lượt xem

Tư thế ngồi học đúng sẽ giúp con tập trung và đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường coi nhẹ vấn đề này dẫn tới tỷ lệ trẻ em tại Việt Nam mắc bệnh học đường đang ngày càng gia tăng. Bài viết dưới đây, Babilala sẽ cùng phụ huynh tìm hiểu cách ngồi học đúng tư thế dành cho trẻ.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Tìm hiểu về tác hại khi ngồi học sai tư thế

Khi trẻ ngồi học với tư thế sai sẽ để lại những hệ quả khó lường, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Cụ thể:

1.1. Ảnh hưởng đến vóc dáng

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng ngồi sai tư thế sẽ làm tăng khả năng biến dạng cấu trúc xương, khiến xương bị cong và gây ra tình trạng gù lưng. Bởi xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, sẽ rất dễ bị biến dạng nếu thói quen không khoa học.

Tác hại khi ngồi học sai tư thế

Hình ảnh minh họa cột sống của trẻ em bị vẹo do ngồi sai tư thế

Bên cạnh đó, việc ngồi sai tư thế còn làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng khiến ổ bụng và cơ lưng không được giải phóng phần mỡ bị tích tụ lâu ngày.

1.2. Ảnh hưởng tuần hoàn máu

Khi bé khom lưng sẽ cản trở con đường lưu thông khí huyết, khiến diện tích bị thu hẹp; các mạch máu dễ bị tắc nghẽn.

Mạch máu bị tắc khi ngồi học sai tư thế

Hình minh họa mạch máu khi ngồi sai tư thế

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng gan, thận và tim mạch. Đây cũng là một trong những nguyên khiến cơ thể suy nhược, trẻ dễ mất tập trung trong học tập.

1.3. Tác động xấu tới hệ tiêu hóa

Khi con duy trì tư thế ngồi học sai có thể gây ra tình trạng trào ngược axit trong dạ dày. Điều này được giải thích về mặt khoa học như sau: khi tư thế bị chùng sẽ tạo một áp lực lớn lên lưng và dạ dày. Lực này cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày, vì vậy lượng axit bị đẩy ngược lên trên đường hô hấp.

Ngồi học sai tư thế dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày

Tình trạng dạ dày bị trào ngược axit do ngồi sai tư thế

1.4. Tật khúc xạ: Cận thị

Ngồi không đúng tư thế làm cho khoảng cách giữa mắt và bàn học không ở khoảng cách tốt nhất khiến mắt phải điều tiết nhiều gây ra tình trạng mỏi mắt. Nếu con vẫn tiếp tục không điều chỉnh tư thế ngồi học, lâu dần sẽ gặp phải vấn đề về mắt. Và một trong những tật khúc xạ mà lứa tuổi học đường mắc nhiều nhất là cận thị. Theo khảo sát, tỷ lệ cận thị ở lứa tuổi học sinh là 50 – 70%.

2. Những yếu tố quyết định tư thế ngồi học đúng của trẻ

Can thiệp và điều chỉnh sớm tư thế ngồi học đúng cho con, không chỉ giúp cải thiện dáng người mà còn hình thành thói quen tập trung khi học tập. Sau đây là những điều cần lưu ý để con có tư thế học đúng chuẩn mà cha mẹ nên tham khảo.

2.1. Tư thế ngồi

Đầu tiên khi ngồi học, phụ huynh nên hướng dẫn con lựa chọn tư thế thoải mái, thả lỏng để tạo sự thư giãn trong suốt quá trình học. Bởi nếu con ngồi quá gò bó sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và giảm hiệu quả học tập.

Tiếp theo, các chuyên gia chỉ ra rằng tư thế ngồi học đúng là khi hai chân được được duỗi thoải mái, tránh trường hợp vắt chéo 2 chân với nhau hay một chân co duỗi.

Hình minh họa tư thế ngồi học đúng và sai cho trẻ

Minh họa tư thế chân khi ngồi học

Cuối cùng, yếu tố quyết định tư thế ngồi có chuẩn hay không nằm ở tư thế lưng. Tư thế đúng là lưng phải thẳng, người không khom về phía trước nhưng không để ngực tựa vào thành bàn. Bàn chân của trẻ đặt trên mặt đất và cẳng chân vuông góc với đùi, đầu gối gập 90 độ. Đặc biệt, mép trước của ghế phải thấp hơn 4 – 6cm vào mép sau của mặt bàn.

Mô tả tư thế ngồi thẳng lưng khi học

Mô tả tư thế ngồi thẳng lưng khi học

Chắc hẳn với hình ảnh tư thế ngồi học đúng vừa cung cấp sẽ giúp phụ huynh xác định chính xác tư thế học phù hợp cho con.

GIẢI PHÁP GIÚP CON:

Giỏi tiếng Anh vượt trội hơn bạn bè, ngay cả khi bố mẹ không biết tiếng Anh. Với sự đồng hành của thầy cô Ban Giáo vụ người Việt, con tự học dễ dàng.

Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ sau 3 tháng học tập:

2.2. Khoảng cách mắt với sách, vở

Đây là yếu tố quan trọng nhằm giúp con duy trì khoảng cách an toàn tránh các bệnh lý, tật khúc xạ về mắt.

Khoảng cách từ mắt đến sách vở nên từ 25 - 30cm

Để sách, vở chếch 30 độ duy trì khoảng cách an toàn để bảo vệ mắt

Các chuyên gia khuyến cáo khoảng cách an toàn từ mắt tới sách vở nằm trong ngưỡng từ 25 – 30cm. Nếu trẻ duy trì khoảng cách này trong suốt quá trình học tập sẽ giảm thiếu nhức mỏi mắt cho trẻ.

2.3. Vị trí tay đúng quy chuẩn

Vị trí đặt tay là một trong những điểm mà cha mẹ cần chú ý khi luyện cho con thói quen ngồi học đúng cách. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé đặt tay trái xuôi so với chiều ngồi, giữ lấy mép vở.

Vị trí tay khi ngồi học

Tay trái thả lòng đặt trên mặt bàn

Tay để vị trí này là điểm tựa của nửa cơ thể bên trái. Con sẽ duy trì thế cân bằng trong suốt thời gian học, tránh tình trạng lệch vẹo lưng.

2.4. Yếu tố ánh sáng

Học tập trong môi trường thiếu sáng là một trong nhiều nguyên nhân khiến con cận thị. Vì vậy khi chuẩn bị không gian học cho trẻ, phụ huynh nên chọn nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, không ngược chiều nhằm tạo thuận lợi khi con học bài.

Bên cạnh tư thế ngồi học đúng cần chú trọng yếu tố ánh sáng

Minh họa cách bố trí ánh sáng, vị trí bàn học cho trẻ

2.5. Độ cao bàn ghế phù hợp

Ngoài ra để con ngồi đúng tư thế thì ba mẹ nên chọn bàn ghế thích hợp với chiều cao của trẻ. Tham khảo một trong những công thức tính kích thước bàn phù hợp với trẻ dưới đây:

  • Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể trẻ x 0,46 (đơn vị: mét).
  • Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể trẻ x 0,27(đơn vị:mét).

3. Những lưu ý khi chỉnh sửa tư thế ngồi cho trẻ

Việc chỉnh sửa tư thế không dễ dàng trong ngày một ngày hai. Vì vậy có một số điểm cha mẹ nên lưu ý trong quá trình sửa tư thế ngồi học cho trẻ.

3.1. Giữ vững thái độ mềm mỏng, kiên nhẫn

Trẻ nhỏ luôn bị thu hút bởi những cử chỉ nhẹ nhàng, dịu dàng. Khi con có những tiến bộ trong việc giữ thẳng lưng trong lúc học, hay không cúi sát mặt bàn thì cha mẹ hãy tạo động lực cho bé bằng những lời khen ngợi, khích lệ. Đồng thời, trò chuyện cùng bé về những lợi ích về sức khỏe nếu duy trì thói quen ngồi thẳng lưng.

3.2. Làm mẫu cho bé noi theo

Trong giai đoạn 6 năm đầu đời, trẻ em có xu hướng tiếp thu kiến thức thông qua quan sát. Tận dụng điều này, cha mẹ có thể khiến con tự giác ngồi học đúng tư thế bằng việc tự mình làm “tấm gương” cho con noi theo. Cố gắng duy trì thói quen ngồi ngay ngắn, thẳng lưng trong mọi hoàn cảnh để bé bắt chước và làm theo.

3.3. Nhắc nhở con mỗi ngày

Bên cạnh việc nhắc nhở con mỗi ngày cha mẹ có thể sử dụng những hình ảnh mô phỏng dáng ngồi đúng tư thế gần khu vực học tập của con. Vừa có tác dụng nhắc nhở vừa như một bảng hướng dẫn dành cho con.

Bài viết trên đây đã trình bày tư thế ngồi học đúng chuẩn dành cho trẻ mà cha mẹ nên biết. Hy vọng có thể giúp bố mẹ luôn an tâm và đồng hành cùng bé trong chặng đường học tập phía trước.

Ba mẹ đăng ký nhận tư vấn
Cam kết hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ