Từ giấc mơ lớn đến ngôi trường online hàng đầu Đông Nam Á
Thành thạo tiếng Anh, chúng ta sẽ mở ra cho mình cả kho tàng tri thức của nhân loại và làm việc như một công dân toàn cầu. Babilala là một một ngôi trường online – ứng dụng học tiếng Anh hàng đầu Đông Nam Á giúp các thế hệ tương lai chinh phục ngôn ngữ chung của toàn thế giới.
Nội dung chính
Ứng dụng học tiếng Anh thay đổi nhiều số phận, cuộc đời
Trượt đại học 2 lần và bị từ chối 30 lần khi xin việc nhưng với kỹ năng tiếng Anh tốt, Jack Ma đã xây dựng và phát triển tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Nhờ tiếng Anh, ông làm quen với việc xây dựng website thương mại điện tử, học hỏi được nhiều kiến thức từ nước ngoài, khắc phục sai lầm và vươn lên thành công.
Ở Việt Nam, cô bé Lò Thị Mai ở Lao Chải – Sapa khiến cộng đồng mạng từng dậy sóng trước khả năng bắn tiếng Anh như gió của mình. Lò Thị Mai vai đeo gùi phát âm tiếng Anh chuẩn và lưu loát với du khách nước ngoài đã khiến người nghe ấn tượng và trở nên nổi tiếng. Giờ đây, cũng chính tiếng Anh đã đưa Lò Thị Mai bước chân đến với cuộc sống mới, sung túc hơn và hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh.
Nhiều nông dân trẻ ở Việt Nam giờ cũng đã đổi đời nhờ bán hồ tiêu, cafe ra nước ngoài nhờ biết tiếng Anh. Nhiều nông dân trồng lúa ở Thái Lan có được cuộc sống dư dả vì họ có trong tay thứ ngôn ngữ toàn cầu và đưa hạt gạo của mình ra với thế giới.
Nhưng ấn tượng nhất và ngoạn mục nhất là vai trò của tiếng Anh đối với đất nước Singapore. Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng gặp rất nhiều phản đối khi coi tiếng Anh là chìa khóa để cạnh tranh và tránh tụt hậu của quốc gia. Nhưng rồi, lịch sử đã chứng minh, “nói tiếng Anh chuẩn” đã thay đổi vận mệnh của cả một đất nước Singapore.
Tại Việt Nam, từ lâu đã có nhiều đề xuất phổ cập tiếng Anh trở thành một trong những mục tiêu quan trọng, cấp bách trong giáo dục, để Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở ra cánh cửa với thế giới.
Ông Trần Đức Hùng, người sáng lập Babilala và Edupia từ lâu mơ ước tạo ra một ngôi trường online lớn nhất trong khu vực. “Tôi khát khao cùng với các cộng sự của mình biến giấc mơ đó thành sự thật. Công nghệ đã thay đổi cả thế giới và công nghệ đã mang lại tri thức, đổi đời cho biết bao em nhỏ ở các miền quê xa xôi. Chúng tôi muốn các em có được một tương lai tươi sáng bằng tri thức và ngoại ngữ, dù các em ở bất cứ nơi đâu”, ông Hùng chia sẻ.
Ứng dụng học tiếng Anh đưa Việt Nam trở thành trung tâm học tập của toàn khu vực
Việc đầu tiên ông Trần Đức Hùng thực hiện khi khởi nghiệp, đó là “săn” nhân tài, “săn” những người có chung giấc mơ với mình và hành trình đi truyền cảm hứng cho họ về những thế hệ mới với tư duy mới, mà bắt đầu từ tiếng Anh. Giấc mơ ấy đã lan tỏa và được cộng hưởng bởi các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế như Adam Lewis, Jessica Miller, Cayman Fitzhugh… Họ đã xây nên Edupia và Babilala để mang tiếng Anh chuẩn quốc tế đến cho trẻ em.
Nhiều người hình dung học online là học với máy tính, điện thoại, còn ông Trần Đức Hùng cho rằng học online cũng có thể tổ chức như một ngôi trường, một lớp học trên mạng.
Nhiều người tưởng tượng, học online là một hình thức kết nối khác của lớp học offline, ông Trần Đức Hùng cho rằng, học online có thể kết nối toàn cầu. Một học sinh Thái Lan, Lào, Myanmar cũng có thể học chung, làm bài tập chung và làm việc nhóm với học sinh Việt Nam dù cách xa hàng nghìn cây số.
Không ít phụ huynh hoài nghi: cho con học online là phó mặc con tự xoay sở với máy tính, ông Trần Đức Hùng lại cho rằng: trẻ học online cũng có cô giáo chủ nhiệm dìu dắt, có các bài kiểm tra, sát hạch, thách đấu, chơi game… như bất kỳ một học sinh nào khác. Các em được uốn nắn từng từ, từng câu, từng chữ cho đến khi đạt chuẩn quốc tế.
Hơn thế nữa, những ưu việt của công nghệ có thể giúp mang các trường học quốc tế thu nhỏ về đến tận gia đình. Ở thời điểm hiện tại, việc học online có thể chưa thay thế được học offline, nhưng nó có thể song hành, bổ trợ và mở ra cho các em những chân trời khám phá mới, những điều thú vị mới và đặc biệt là tiếp cận đến môi trường học tập quốc tế để các em dù ở bất cứ vùng nông thôn, miền núi hay hải đảo đều có được chất lượng học tập như nhau, kéo gần khoảng cách vùng miền và điều kiện học tập. Hiện nay, ở thành phố, không ít gia đình chọn phương pháp home-schooling (giáo dục tại nhà) nhưng vẫn còn lúng túng, các phụ huynh rất cần những giải pháp học tập cho con để dẫn dắt, đồng hành cùng họ để trang bị cho con những kiến thức cần thiết theo chuẩn quốc tế.
Tại khu vực Đông Nam Á, nơi có nhiều nét tương đồng về nhu cầu giáo dục, mặt bằng thu nhập, thói quen, sở thích… hiện đã có một số đơn vị triển khai giáo dục trực tuyến tại đây nhưng đều chưa thực sự chiếm lĩnh và dẫn dắt được thị trường. Bởi vậy, ông Trần Đức Hùng và các cộng sự tin tưởng, Đông Nam Á trở thành một trường học trực tuyến khổng lồ mà ở đó, Việt Nam sẽ là trung tâm trong việc truyền bá kiến thức và phổ cập tiếng Anh tại khu vực.