Góc học tiếng Anh

Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì để thích nghi nhanh?

Thời điểm con vào lớp 1 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là bước ngoặt đầu đời của con trong hành trình khám phá tri thức khi chuyển từ bậc giáo dục Mầm non lên Tiểu học. Không ít phụ huynh băn khoăn “bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì?”, đặc biệt là các mẹ có con lần đầu tiên đi học. Do vậy, trong nội dung này thầy cô chia sẻ những điều cần chuẩn bị để bé có thể tự tin và sẵn sàng bước vào lớp 1.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Trước khi vào lớp 1 bé cần học những gì?

Bước lên lớp 1, trẻ sẽ bắt đầu tiếp cận với rất nhiều kiến thức mới của các môn học. Vì vậy, để giúp con không bị “ngợp”, trước đó ba mẹ hãy cho con làm quen với một số khái niệm mới thuộc các môn căn bản như môn tiếng Việt và môn Toán:

1.1. Môn tiếng Việt

Đối với môn tiếng Việt, ba mẹ có 2 nhiệm vụ quan trọng đó là giúp con làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt và dạy con cách đánh vần. Cụ thể:

  • Bảng chữ cái tiếng Việt:

Đầu tiên ba mẹ hãy dạy con cách phát âm các chữ cái tiếng Việt và ghi nhớ chúng. Sau đó, hướng dẫn con cách phân biệt các nguyên âm đơn, phụ âm đơn trong bảng chữ cái.

Các kiến thức quan trọng mà ba mẹ cần dạy đó là:

– 29 chữ cái: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y

– 5 loại dấu thanh: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . )

– Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Xem ngay hướng dẫn cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo Bộ GD & ĐT.

– Cách phân biệt nguyên âm, phụ âm.

– Nguyên âm tiếng Việt: 12 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y) và 3 nguyên âm đôi (ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ).

– Phụ âm tiếng Việt: b, c, d,đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. Các phụ âm đôi là: th, ph, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh và phụ âm ba là ngh.

  • Đánh vần tiếng Việt:

Sau khi trẻ đã biết đọc và ghi nhớ mặt chữ, ba mẹ hãy dạy bé đánh vần bằng cách ghép chữ. Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Xem thêm: 3 Phương pháp giúp bé tập đánh vần tiếng Việt hiệu quả

1.2. Môn Toán

Bắt đầu với 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ba mẹ hướng dẫn con học:

– Cách đọc số, viết số các số từ 0 đến 9.

– Dạy con cách đếm nhảy. Ví dụ: đếm số cách 2 đơn vị 1 – 3 – 5 – 7 – 9,…

– Phép tính: Sau khi học xong số đếm, ba mẹ hãy hướng dẫn con thực hiện những phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

– Dạy con cách nhận biết và phân biệt các hình khối cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

2. Kỹ năng và tâm lý trẻ cần chuẩn bị để sẵn sàng vào lớp 1

Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì? Bên cạnh việc làm quen với một số khái niệm căn bản của môn tiếng Việt và toán thì trẻ cần chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như những kỹ năng cần thiết:

2.1. Những kỹ năng bé cần trang bị trước khi vào lớp 1

Trước tiên, bố mẹ cần hướng dẫn con một số kỹ năng học tập sau:

Kỹ năng đọc hiểu: Ba mẹ nên dành nhiều thời gian cùng con đọc sách, truyện và sau đó hỏi lại những câu hỏi đơn giản. Điều này sẽ giúp con xây dựng vốn từ, rèn luyện khả năng tập trung và đọc hiểu rất tốt.

Kỹ năng quan sát: Dạy bé quan sát về thế giới tự nhiên giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy và phát triển toàn diện hơn. Đó cũng chính là cơ hội để trẻ có thể tự mình trải nghiệm đồng thời kích thích trí tò mò về thế giới tự nhiên. Từ đó giúp con hình thành thói quen quan sát, phân tích các sự vật sự việc diễn ra xung quanh.

Kỹ năng tự phục vụ: Thay đổi môi trường từ Mầm non lên Tiểu học đòi hỏi bé phải biết cách tự lập. Ba mẹ nên hướng dẫn con cách chăm sóc bản thân, tự mình dọn dẹp bàn học hay có thể tự mình soạn sách vở theo thời khóa biểu,…

Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Bởi tất cả mọi hoạt động từ học tập tới vui chơi đều cần tới kỹ năng giao tiếp. Phụ huynh cần chuẩn bị và khuyến khích trẻ giao lưu và tiếp xúc mọi người xung quanh. Có thể hướng dẫn bé chủ động giới thiệu về bản thân với những người bạn mới hay thầy cô mới tại trường, lớp.

Kỹ năng vận động: Để giúp con phát triển toàn diện, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể chất thông qua các hoạt động vui chơi, hay những môn thể thao. Việc này sẽ giúp trẻ tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải và đảm bảo thể lực khi lịch học bắt đầu dày hơn.

2.2. Chuẩn bị tâm lý giúp trẻ tự tin hơn

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tâm lý vững vàng là một trong những điều cha mẹ nên làm. Bởi sự thay đổi môi trường từ Mầm non lên Tiểu học là một quá trình có nhiều sự khác biệt về lối sống sinh hoạt cũng như thói quen hàng ngày. Con sẽ tiếp xúc với những người bạn mới, thầy cô mới. Không còn nhận được sự hỗ trợ từ cô giáo như bậc Mầm non.

Hãy động viên để con tự tin và sẵn sàng bước vào lớp 1

Chính vì vậy, cha mẹ nên trò chuyện về những điều này với con để trẻ có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất, giảm cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm trong những ngày đầu đi học. Nếu con vẫn cảm thấy sợ khi vào lớp 1, cha mẹ hãy giải thích rằng “ai cũng phải vào lớp 1”, “vào lớp 1 chứng tỏ con của ba/mẹ đã lớn hơn”, “vào lớp 1 chứng tỏ con đã học rất ngoan và tốt ở bậc mầm non, mẫu giáo”… và thường xuyên khích lệ, động viên trẻ.

3. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ dùng học tập cho con vào lớp 1

Sau khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ cho bé vào Tiểu học, chuẩn bị đồ dùng học tập cho con vào lớp 1 là việc không thể thiếu. Tham khảo ngay danh sách những đồ dùng học tập cần thiết dưới đây:

3.1. Bộ sách giáo khoa lớp 1

Món đồ dùng học tập đầu tiên mà ba mẹ cần chuẩn bị là sách giáo khoa. Cho đến thời điểm hiện tại, theo quyết định phê duyệt Danh sách sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, chỉ còn lại 3 bộ sách lớp 1 bao gồm: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.

Bộ sách Cánh Diều

Tùy thuộc theo quy định và định hướng của mỗi cơ sở đào tạo Tiểu học, bé sẽ được học một trong ba bộ sách đó. Đây là điều phụ huynh cần hết sức lưu ý để có thể chọn đúng bộ sách đang giảng dạy tại trường con theo học.

Bộ sách Kết nối tri thức

Thông thường các nhà sách sẽ bán bộ sách giáo khoa cho trẻ vào lớp 1 với đầy đủ các môn học theo từng kỳ học, nên phụ huynh cũng nên quá lo lắng.

3.2. Vở viết ô ly

Cùng với sách giáo khoa, vở ô ly là món đồ dùng học tập không thể thiếu. Những cuốn vở sẽ giúp bé tập luyện những nét chữ cơ bản. Vì vậy ba mẹ nên chọn loại vở ô ly có chất lượng giấy tốt, kẻ ô ly rõ ràng và không quá trắng lóa để bảo vệ thị lực của trẻ. Với chương trình dao động từ 7 – 8 môn học phụ huynh nên chuẩn bị cho bé khoảng 10 – 20 quyển vở ô ly nhằm phục vụ cho cả năm học.

3.3. Bút chì

Trả lời cho câu hỏi “Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì”, với chương trình lớp 1, nội dung học tập trung rèn luyện nét chữ của trẻ. Vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị bút chì có độ chắc chắn, khó gãy và thuận tiện cho trẻ khi cần viết.

Bút chì thường được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con học lớp 1

Ngoài ra nên chuẩn bị nhiều hơn 1 chiếc để con thay đổi và tạo sự hứng thú cho trẻ. Hiện bút chì có rất nhiều phân loại bao gồm: 2B, 3B, 4B, 5B,… 10B với độ đậm nhạt và cứng khác nhau. Thông thường với mục đích viết bài hàng ngày nên chọn bút chì 2B hoặc 3B, đây là hai loại bút chì có độ đậm vừa phải, nét thanh mảnh dễ dàng đối với các bé tập viết.

3.4. Gôm tẩy

Lớp 1 là giai đoạn bé tập luyện những nét chữ đầu tiên. Và trong quá trình viết không thể tránh khỏi những lỗi sai nhỏ và cần sử dụng tới gôm tẩy. Phụ huynh nên mua cho con gôm tẩy có độ dẻo và chất lượng để tiện bôi xóa, hạn chế làm bẩn vở hoặc rách vở khi bé học trên lớp cũng như ở nhà.

3.5. Thước kẻ

Thước kẻ là dụng cụ giúp bé kẻ các đường thẳng và làm quen với hình học, hội họa. Vì vậy, ba mẹ nên chọn chiếc thước kẻ dễ cầm, màu sắc bắt mắt để tạo sự hứng thú cho bé. Một lưu ý nhỏ là ba mẹ nên chọn chất liệu an toàn với trẻ nhỏ, tránh sắc nhọn hay có quá nhiều chi tiết nhỏ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

3.6. Bộ bút màu

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sự lựa chọn như màu sáp, chì màu, màu dạ, màu dầu,… Tuy nhiên đối với học sinh lớp 1, cha mẹ nên ưu tiên chọn màu sáp hoặc màu chì để giúp con sử dụng dễ dàng và bền đẹp. Tùy theo nhu cầu của bé mà bố mẹ có thể chọn phân loại 12 màu, 36 màu hay 48 màu,… miễn là không chứa chất độc hại với sức khỏe của con.

3.7. Cặp sách

Cặp sách hay balo đi học sẽ giúp bé cất giữ toàn bộ dụng cụ học tập như sách giáo khoa, vở ô li, hộp đựng bút viết,… Tùy theo sở thích của trẻ mà ba mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên bố mẹ nên cân nhắc chọn sản phẩm có kích cỡ phù hợp, không nên quá cồng kềnh gây bất tiện khi trẻ đeo trên vai.

Một trong những mẫu balo chống gù được ưa chuộng

Ngày nay, các phụ huynh thường có xu hướng chọn mua ba lô chống gù cho bé đi học. Dòng sản phẩm này được thiết kế đặc biệt với nhiều mẫu mã độc đáo, giúp giảm tải sức nặng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, đồng thời ngăn chặn tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống ở trẻ khi phải mang vác nặng mỗi ngày.

Như vậy, trong nội dung trên thầy cô đã chia sẻ và giúp các bậc phụ huynh giải đáp câu hỏi “Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì?”. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình đồng hành cùng con trong giai đoạn chuyển tiếp bậc học này.

Nguyen Thuy

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

6 ngày ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

2 tuần ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

3 tuần ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

2 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

2 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

2 tháng ago