Góc học tiếng Anh

Tìm hiểu câu bị động thì hiện tại đơn qua các ví dụ minh họa

Khi học tiếng Anh, các câu nói ta bắt gặp đa số là câu chủ động. Bên cạnh đó, tiếng Anh còn có một dạng câu khác, gọi là câu bị động. Câu bị động nói chung và câu bị động thì hiện tại đơn nói riêng thường gặp trong đời sống và giữ một vị trí khá quan trọng nhằm nhấn mạnh người hoặc sự vật tùy theo ý người nói. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu bị động thì hiện tại đơn qua các ví dụ minh họa dưới đây.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

I. Hiểu đơn giản về câu bị động thì hiện tại đơn

1.1 Khái niệm và cách thành lập câu bị động thì hiện tại đơn

Câu bị động (Passive sentences) là câu trong đó chủ ngữ là người hoặc vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.

Thì của câu bị động phụ thuộc vào thì của câu chủ động, do đó, để có câu bị động hiện tại đơn thì trước đó ta cần có câu chủ động hiện tại đơn.

Cách thành lập câu bị động thì hiện tại đơn: 

Active: S +         V + O

Passive: S (O) + to be + V(pp) + by O (S1)

– Lấy tân ngữ (Object) của câu chủ động làm chủ ngữ (subject) của câu bị động.

– Đổi động từ chủ động (V) thành động từ bị động tobe (am/is/are) + V (past participle)

– Chủ ngữ của câu chủ động thành tác nhân (agent) của câu bị động và trước nó phải có giới từ by. Đồng thời, chủ ngữ I, you, we, they, he, she, it, one, people, someone, somebody, nobody, no one… trong câu chủ động thường được bỏ. Với nobody, no one, none, người học cần đổi động từ sang phủ định.

Thì của câu bị động sẽ phụ thuộc vào thì của câu chủ động

Ví dụ:  She plays the piano every morning.

→ The piano is played every morning.

1.2 Tính năng và cách sử dụng

Câu bị động thì hiện tại đơn được dùng khi:

– Người hoặc vật thực hiện hành động đã rõ ràng

Ví dụ:  Those albums are collected by my younger sister.

(Những chiếc album đó được sưu tầm bởi em gái tôi)

– Không biết hoặc không quan tâm đến người hoặc vật thực hiện hành động

Ví dụ:  The result are not analyzed.

(Kết quả chưa được phân tích) → Ai phân tích không quan trọng.

Math classes are taught here every Monday.

(Các lớp toán được dạy ở đây vào mỗi thứ hai) → Ai dạy không quan trọng.

– Khi người nói muốn nhấn mạnh người hoặc vật tiếp nhận hành động.

Ví dụ:  Two men are questioned by the police.

(Hai người đàn ông bị cảnh sát thẩm vấn)

II. Hướng dẫn cách sử dụng câu bị động thì hiện tại đơn qua các ví dụ dễ hiểu

2.1 Cấu trúc câu bị động thì hiện tại đơn

Cấu trúc câu bị động thì hiện tại đơn:

I + am + past participle (+ by + agent)

We/You/They + are + past participle (+ by + agent)

He/She/It + is + past participle (+ by + agent)

Ví dụ:  This newspaper is written by Maxim.

(S)   (be + pp)       (O – agent)

(Tờ báo này được viết bởi Maxim.)

The children are only allowed to watch TV on weekends.

(S)     (be)     (pp)

(Bọn trẻ chỉ được phép xem TV vào cuối tuần)

2.2 Động từ chia ở dạng quá khứ phân từ (past participle):

  • Động từ có quy tắc (regular verbs): thêm -ed vào sau động từ nguyên mẫu

Ví dụ: talk → talked; work → worked; play → played

  • Động từ bất quy tắc (irregular verbs): động từ ở cột 3 (V3 – past participle) trong bảng động từ bất quy tắc.

Ví dụ: teach → taught; see → seen; go → gone

Bảng động từ bất quy tắc

2.3 Ví dụ minh họa để hiểu rõ cách sử dụng câu bị động thì hiện tại đơn

Ví dụ:  People use the Internet all over the world.

→ The internet is used all over the world.

My mother waters the flowers in the garden every day.

→ The flowers in the garden are watered every day (by my mother)

III. Các lưu ý khi sử dụng câu bị động thì hiện tại đơn

3.1 Những trường hợp đặc biệt

Trong tiếng Anh có khá nhiều trường hợp đặc biệt. Ở đây chúng tôi liệt kê một vài trường hợp tiêu biểu sau:

a. Động từ có hai tân ngữ (verb with two objects)

Trong câu chủ động, các động từ như give, send, show, offer, allow, ask, pay, promise, teach, refuse, write… có thể có hai tân ngữ theo sau. Đó là tân ngữ gián tiếp (tân ngữ chỉ người) và tân ngữ trực tiếp (tân ngữ chỉ vật).

Câu bị động có khá nhiều dạng trường hợp đặc biệt với các loại động từ khác nhau

Dạng bị động của các câu chứa động từ này được thành lập bằng hai cách: tân ngữ gián tiếp trở thành chủ ngữ của động từ bị động; và tân ngữ trực tiếp trở thành chủ ngữ của động từ bị động.

Ví dụ:  The nurse gives the patient a pill. (Y tá phát cho bệnh nhân một viên thuốc)

The patient is given a pill by the nurse. (Bệnh nhân được (y tá) phát cho một viên thuốc)

A pill is given (to) the patient by the nurse. (Viên thuốc đã được (y tá) phát cho bệnh nhân)

Việc lựa chọn giữa hai cấu trúc bị động này tùy thuộc vào điều đã được nhắc đến trước đó hoặc vào điều người nói muốn nhấn mạnh. Tuy nhiên, tân ngữ gián tiếp thường được dùng làm chủ ngữ của động từ bị động hơn so với tân ngữ trực tiếp.

b. Động từ + tân ngữ + động từ nguyên mẫu có to (verb + object + to-infinitive)

– Các động từ chỉ cảm xúc hoặc mong ước như like, hate, love, want, wish, prefer, hope, need… + object + to-infinitive, dạng bị động của chúng sẽ là dạng bị động của động từ nguyên mẫu.

Ví dụ:  My father wants me to clean the house.

→ My father wants the house to be cleaned by me.

(Bố muốn tôi lau dọn nhà cửa) 

Nếu tân ngữ của động từ nguyên mẫu chỉ cùng một đối tượng với chủ ngữ của câu thì dạng bị động được thành lập không có tân ngữ.

Subject + verb + tobe + past participle

Ví dụ:  I like people to call me by my first name.

→ I like to be called by my first name.

(Tôi thích được gọi bằng tên)

– Các động từ chỉ mệnh lệnh, sự yêu cầu, sự cho phép, lời khuyên, như: ask, tell, command, encourage, permit, allow… + object + to-infinitive sẽ có dạng bị động là dạng bị động của động từ chính.

Subject + passive verb + to-infinitive

Ví dụ:  They advise students to read all the questions carefully.

→ Students are advised to read all the questions carefully.

(Học sinh được khuyên nên đọc kỹ tất cả các câu hỏi)

c. Động từ + tân ngữ + động từ nguyên mẫu không to (verb + object + bare-infinitive)

Các động từ chỉ giác quan như: feel, see, watch, notice, hear, listen to… + object + bare-infinitive sẽ có dạng bị động là dạng bị động của động từ chính và động từ nguyên mẫu có to (to-infinitive)

Subject + passive verb + to-infinitive

Ví dụ:  I hear her say that she disagrees.

→ She is heard to say that she disagrees.

(Người ta nghe cô ta nói không đồng ý)

d. Động từ + động từ nguyên mẫu/ danh động từ + tân ngữ (verb + to-infinitive/gerund + objective)

Một số động từ như advise, agree, arrange, insist, suggest, propose, recommend, determine,… + to-infinitive/gerund + object thường được diễn đạt ở dạng bị động bằng mệnh đề that (that clause).

Subject + verb + that +   subject   +   should be   +   pp

Ví dụ:  He suggests taking children to the zoo.

→ He suggests that the children should be taken to the zoo.

(Anh ấy gợi ý nên đưa bọn trẻ đi sở thú)

3.2 Phân biệt cách sử dụng câu bị động hiện tại đơn và câu chủ động hiện tại đơn

Câu chủ động (Active sentences)Câu bị động (Passive sentences)
Định nghĩaCâu chủ động là câu trong đó chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động.Câu bị động là câu có chủ ngữ là người hoặc vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.
Cấu trúcS + V + OS + be + V3 + O
Ví dụMy husband cooks Chinese food once a week.Chinese food is cooked once a week (by my husband).

Trên đây là một trong những kiến thức liên quan đến câu bị động thì hiện tại đơn như khái niệm, cách thành lập câu bị động, cấu trúc bị động hiện tại đơn và những trường hợp đặc biệt đi kèm với các ví dụ cụ thể. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dạng câu này và sử dụng chúng một cách thành thạo.

Nguyen Dinh Tung

Tôi là Nguyễn Đình Tùng, biên tập viên với gần 6 năm kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

1 tuần ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

3 tuần ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

3 tuần ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

2 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

2 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

3 tháng ago