Góc học tiếng Anh

Tập đánh vần chữ ghép: Mẹo giúp trẻ học tập dễ dàng hơn

Chữ ghép là một phần kiến thức mới lạ đối với trẻ mới chập chững bước vào bậc tiểu học. Vậy làm thế nào để tạo cơ hội cho bé tiếp cận và tập đánh vần chữ ghép một cách đơn giản, dễ dàng? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo hỗ trợ bố mẹ trong hành trình dạy bé đánh vần chữ ghép qua nội dung dưới đây.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Chữ ghép là gì?

Chữ ghép tiếng Việt là một con chữ được tạo thành bởi hai hoặc nhiều chữ cái riêng lẻ thuộc cùng một bảng chữ cái tiếng Việt.

– Ví dụ: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu, ph.

Chữ ghép còn được gọi là phụ âm. Và được chia thành 2 loại phụ âm là phụ âm đơn và phụ âm ghép. Nếu phụ âm đơn là một chữ cái đơn lẻ thì phụ âm ghép là sự kết hợp bởi phụ âm đơn cùng một số nguyên âm.

Cùng bé làm quen và học đánh vần tiếng Việt:

>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023

>> Dạy trẻ đánh vần như thế nào cho hiệu quả và nhớ từ lâu?

2. Tại sao cần dạy trẻ tập đánh vần chữ ghép?

Trẻ nên được bố mẹ dạy cách tập đánh vần chữ ghép khi ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Đây là thời điểm mà bé đã tích lũy được một vốn từ đơn khá lớn. Bằng việc cho bé tập đánh vần chữ ghép, chúng sẽ có được khá nhiều lợi ích, như:

2.1. Nâng cao vốn từ vựng

Việc ghép hai từ đơn thành một từ ghép, trẻ có thể mở rộng vốn từ của mình và diễn đạt ý tưởng của bản thân một cách chính xác hơn. Thông qua hoạt động này, trẻ còn biết cách sắp xếp và kết hợp các từ ngữ rời rạc để hình thành nên một câu hoàn chỉnh.

2.2. Tăng khả năng giao tiếp

Vốn từ vựng đã dần trở nên phong phú và đa dạng, sau khi tập đánh vần chữ ghép, trẻ có thể dễ dàng diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, trẻ cũng có thể tương tác với người khác một cách tự tin hơn mà không lo sợ thiếu vốn từ vựng hoặc không biết cách bày tỏ quan điểm của mình ra sao.

Tập đánh vần chữ ghép giúp trẻ nhiều trong kỹ năng đọc hiểu và giao tiếp

2.3. Phát triển kỹ năng đọc hiểu

Khi trẻ đã biết đánh vần chữ ghép, chúng dễ dàng đọc và hiểu các đoạn văn đơn giản. Ví dụ, trẻ có thể đọc được các bài thơ, mẩu truyện, đoạn văn ngắn,… Đây cũng là một ưu điểm lớn khi bố mẹ cho con tập đánh vần chữ ghép từ sớm.

Trẻ có thể hứng thú, tò mò về các con chữ, và trở nên hào hứng hơn khi có thể đọc được từng từ, từng câu. Từ đó hình thành nên thói quen đọc văn bản, sách báo từ khi còn nhỏ.

2.4. Mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống, thế giới xung quanh

Như đã nhắc ở trên, chữ ghép là các từ đơn có nghĩa được ghép lại với nhau. Nhiều chữ ghép tiếng Việt ở mức độ cơ bản được tạo ra từ các khái niệm, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Cho bé tập đánh vần chữ ghép là một phương pháp lý tưởng để chúng nhận biết và dần hiểu về thế giới xung quanh của mình một cách chủ động.

BA MẸ CÓ BIẾT?

3 – 8 tuổi là giai đoạn vàng để con phát triển ngôn ngữ?

Để con giỏi tiếng Anh toàn diện so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là:

– Có nền tảng vững chắc ngay từ khi bắt đầu.

– Phát âm chuẩn bản xứ.

– Phản xạ nhanh và giao tiếp tự tin.

Hơn 10 triệu phụ huynh đã lựa chọn Babilala – app học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á nhằm giúp con dễ dàng bắt đầu và duy trì học tiếng Anh mỗi ngày.

>> Để nhận tư vấn miễn phí lộ trình học và ưu đãi học phí, ba mẹ: ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

3. Bí quyết dạy trẻ tập đánh vần chữ ghép hiệu quả

Để giúp trẻ đánh vần chữ ghép hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo các mẹo sau:

3.1. Dạy trẻ thuộc lòng bảng chữ cái

Để biết đánh vần và nhận biết được chữ ghép, khi bắt đầu học chữ, bố mẹ cần cho bé làm quen với bảng chữ cái, đặc biệt là bảng chữ cái ghép vần. Giai đoạn này khá khó khăn đối với trẻ, nhưng bố mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con hàng ngày.

Thuộc bảng chữ cái là tiền đề để con học đánh vần chữ ghép

Bố mẹ có thể chọn cho con những loại bảng chữ cái có ghi đầy đủ các chữ, chữ ghép kèm theo hình ảnh có màu sắc, ví dụ minh họa giúp bé nhớ lâu và hứng thú học tập hơn.

3.2. Cho con làm quen với nguyên âm, phụ âm và chữ ghép

Sau khi trẻ đã nhận biết được bảng chữ cái, bố mẹ hãy hướng dẫn con học thuộc chúng. 11 chữ ghép cơ bản (bao gồm: ch, gh, gi, nh, ng, ngh, kh, ph, qu, th, tr). Ngoài ra, bé cũng cần biết và phân biệt được những nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt. Những kiến thức này sẽ con hiểu hơn về chữ ghép, từ đó có thể làm bài tập từ ghép tiếng Việt một cách nhanh chóng và chính xác.

3.3. Hướng dẫn bé ghép vần thành từ có nghĩa

Để ghép được những chữ đơn thành chữ ghép, trẻ cần phân biệt được đâu là từ có nghĩa và đâu là từ không có nghĩa. Phụ huynh và giáo viên nên hướng dẫn con cách ghép vần thành từ có nghĩa. Hãy lấy ví dụ đơn giản và những sự vật, sự việc thân thuộc trong cuộc sống của trẻ. Từ đó, trẻ sẽ liên tưởng và hình dung được những từ ngữ đó hiệu quả hơn. Cụ thể, bố mẹ có thể hướng dẫn con kết hợp những âm đơn như b, c, d, đ, e,… với các âm khác để tạo thành những từ có nghĩa. Ví dụ: bé, cá, dê, đỏ, đủ, em, êm, vẽ, kem,…

Bố mẹ hãy dành cho con khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày để hướng dẫn con cách tập đánh vần. Khoảng thời gian này bố mẹ có thể dạy con cách ghép các vần mới, và ôn lại phần kiến thức đã học nhằm đảm bảo con không quên kiến thức cũ mà vẫn tiếp thu được kiến thức mới.

3.4. Khơi dậy hứng thú cho bé trong quá trình học

Trẻ vừa qua độ tuổi mầm non nên vẫn còn ham chơi và chưa thật sự tập trung. Vì thế, trong những buổi học đầu, chúng sẽ khá hào hứng nhưng nhanh chóng mất tập trung và dễ chán nản. Bố mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học để trẻ được làm quen với chữ ghép, như: sử dụng hình ảnh, âm nhạc, trò chơi, bài tập, tập tô màu,…

Sử dụng nhiều phương pháp học khác nhau để trẻ thấy hứng thú hơn

Ví dụ, bố mẹ có thể cho con tô những chữ ghép về con vật, hoặc sự vật, hoặc học bảng chữ cái bằng những hình ảnh cụ thể. Hay xâu chuỗi những chữ ghép con vừa học được thành một câu chuyện ngắn, một bài hát vui nhộn,… Những hoạt động này sẽ kích thích trí tò mò và gợi cho bé sự hứng thú trong quá trình học.

Trên đây là kiến thức về chữ ghép và các mẹo giúp bố mẹ bớt vất vả hơn trong quá trình dạy bé tập đánh vần chữ ghép. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích cho bố mẹ và các bé. Chúc bố mẹ và các bé luôn có những giờ học thú vị và hiệu quả!

Nguyen Thuy

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

6 ngày ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

2 tuần ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

3 tuần ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

2 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

2 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

2 tháng ago