Đọc nguyên âm tiếng Việt chuẩn là một trong những kỹ năng cơ bản khi học tiếng Việt mà trẻ cần nắm được. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên tắc, cách phát âm chuẩn của các nguyên âm. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn cho bé phương pháp học phù hợp để nâng cao khả năng phát âm của con ngay tại nhà.
Nội dung chính
Nắm vững kiến thức liên quan tới nguyên âm giúp trẻ tiếp thu bảng chữ cái tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm nguyên âm là gì? Nguyên âm tiếng Việt là âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động của thanh quản, âm thanh phát ra to rõ ràng và không bị cản trở ở lưỡi hay môi.
Nguyên âm tiếng Việt là gì?
Trong một “tiếng”, âm nào đóng vai trò chính thì là nguyên âm, đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu nhận biết nguyên âm trong tiếng Việt.
Các dấu thanh như: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . ) luôn luôn đặt ở vị trí các nguyên âm.
Nguyên âm có khả năng đứng một mình riêng lẻ hoặc đứng trước hay sau một số phụ âm để tạo thành từ có nghĩa.
Căn cứ vào cấu tạo của âm mà ta có thể chia nguyên âm thành ba loại nguyên âm như sau:
Theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Việt chấp nhận 12 nguyên âm đơn đó là: A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y. Mỗi nguyên âm có thể được phát âm bằng nhiều cách khác nhau.
Bên cạnh các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có hơn 20 nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai nguyên âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.
Tiếp tục quy tắc kết hợp các nguyên âm đôi với một nguyên âm đơn tạo thành 12 nguyên âm ba trong tiếng Việt. Cách phát âm của những nguyên âm này thường khá khó vì một phần dài, một phần có sự luyến láy đòi hỏi trẻ tập trung mới có thể phát âm đúng và chính xác.
Phụ huynh hãy tham khảo cách đọc của một số nguyên âm dưới đây:
Trong tổng số nguyên âm được liệt kê ở phần trên, hai nguyên âm “â” và “ă” được gọi là nhóm nguyên âm ngắn bởi những âm này khi đọc sẽ ngắn hơn so với các âm còn lại. Ngoài ra nguyên âm “u” và “i” là những bán nguyên âm, bởi về mặt âm tiết chúng chỉ là một âm mở không phải là một âm hoàn chỉnh.
Cùng bé làm quen và học đánh vần tiếng Việt:
>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2024
Có một số cha mẹ còn khá nghi ngại về quyết định cho trẻ luyện đọc tiếng Việt từ sớm. Vì cho rằng, bé còn nói chưa rõ, chưa biết nhiều về tiếng Việt thì liệu việc luyện đọc nguyên âm sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngôn ngữ đã chỉ ra rằng, 4 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm bé sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như phát triển năng lực nói và nghe tiếng Việt. Đồng thời hình thành tư duy và phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.
Trẻ học càng sớm càng dễ dàng tiếp thu kiến thức
Phát âm là một trong các yếu tố quan trọng trong bộ kỹ năng Nghe – Nói – Phát âm – Ngữ âm. Đây cũng là nền móng giúp con giao tiếp lưu loát trong giai đoạn sau này. Chính vì thế, hướng dẫn con đọc chuẩn nguyên âm tiếng Việt là điều cần thiết nhằm giúp con tránh các lỗi sai phát âm không cần thiết. Không chỉ vậy, tâm lý và khả năng tiếp cận kiến thức của trẻ trong giai đoạn này linh hoạt, nhanh nhạy hơn sẽ giúp phụ huynh dễ dàng uốn nắn và sửa lỗi cho con.
Việc học nguyên âm giúp con rèn luyện và phát triển tốt kỹ năng nghe và nói. Để giúp hoạt động luyện phát âm này đạt hiệu quả và hứng thú; phụ huynh không nên bỏ qua những chia sẻ dưới đây:
Trước khi học về nguyên âm, cha mẹ cần cho bé làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt. Sau đó khuyến khích con tìm tòi học hỏi, đảm bảo có khả năng ghi nhớ và nhận biết được các chữ cái. Điều này tuy đơn giản nhưng có vai trò quyết định.
Khi bé đã nắm chắc phần đó, bố mẹ mới bắt đầu hướng dẫn con cách nhận biết nguyên âm tiếng Việt để con dễ dàng tiếp cận và làm quen mà không bị bối rối.
Để bé phát âm chuẩn, cha mẹ cần phải mô tả, làm mẫu hoặc nhờ tới những ứng dụng hỗ trợ phát âm trực tuyến giúp con nắm được về vị trí môi, miệng, cách đặt lưỡi như thế nào để phát ra âm thanh chính xác. Sau đó yêu cầu trẻ bắt chước và thực hành theo. Trong suốt quá trình đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và sửa lỗi nếu con thực hiện không đúng.
Khi bé đọc nguyên âm cha mẹ chú ý về vị trí môi, miệng, cách đặt lưỡi
Hãy cho bé được tiếp cận với những chương trình dạy phát âm nhằm tạo môi trường học lý tưởng. Tuy nhiên nếu đang trong giai đoạn đầu, cha mẹ cũng không nên quá vội vàng, bắt ép con học trong thời gian quá dài gây áp lực. Thời gian học lý tưởng chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút mỗi lần sẽ giúp con dễ dàng thích nghi và làm quen. Từ đó phát triển kỹ năng nghe và phát âm tiếng Việt của trẻ.
Sau khi trẻ nắm vững cách đọc nguyên âm, giai đoạn này bố mẹ có thể nâng cao độ khó bằng cách cho trẻ đọc những từ chứa nguyên âm đó. Việc này vừa giúp trẻ vừa ôn tập kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng phản xạ ngôn ngữ; giúp con phát triển nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
Bố mẹ có thể tìm kiếm những bài tập nhỏ như: điền nguyên âm thích hợp vào chỗ trống, phân biệt nguyên âm đơn, nguyên âm đôi,… Điều này sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách nhanh nhạy, chính xác.
Các dạng bài tập bổ trợ sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nguyên âm tiếng Việt mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ nguồn tư liệu hữu ích dành cho cha mẹ trong việc cùng con xây dựng kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…
Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…
Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…
Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…
Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…
Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…