Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp và đa dạng với hệ thống từ vựng phong phú. Trong đó, từ ghép tiếng Việt là một loại từ quan trọng, góp phần tạo nên sự phong phú và sinh động của tiếng Việt. Vậy từ ghép là gì? Và tại sao trẻ cần làm quen và học từ ghép trong độ tuổi tiền tiểu học? Nội dung dưới đây sẽ phân tích về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu.
Nội dung chính
Từ ghép là từ được cấu tạo bởi ít nhất 2 từ đơn và đảm bảo khi đọc chúng đều có nghĩa.
Thực tế, các từ ghép trong tiếng Việt được coi là một dạng từ phức đặc biệt, được tạo nên từ những từ có sự liên kết cùng trường nghĩa với nhau. Chúng có thể không nhất thiết phải giống nhau về vần như từ láy vần, nhưng khi đứng với nhau phải tạo thành một từ có nghĩa.
Từ ghép tiếng Việt là một dạng từ phức đặc biệt, được cấu tạo bởi ít nhất 2 từ đơn
Từ ghép có nhiều loại khác nhau, cụ thể là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (từ ghép chính phụ gốc Việt và từ ghép chính phụ gốc Hán).
Từ ghép được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
Được cấu tạo bởi 2 từ mang ý nghĩa và có vị trí tương đương nhau, không có sự phân biệt từ chính và phụ. Vì thế, loại từ ghép này được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống.
– Ví dụ: xinh đẹp, ông bà, bàn ghế, sách vở, bạn bè, yêu thương, quần áo, bánh kẹo, phương tiện, xe cộ, võ thuật,…
Từ ghép được phân thành 2 loại chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Là từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ hỗ trợ, bổ sung nghĩa cho nhau. Tiếng chính đứng trước thể hiện ý chính, tiếng phụ đứng sau và đảm nhận nhiệm vụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này khá khó và thường được sử dụng trong các văn bản, không quá phổ biến trong giao tiếp.
– Ví dụ: Tỏa hương, đỏ thẫm, êm dịu, hoa hồng, bánh trưng, thịt lợn, hạt thóc, bánh mì, màu hồng,…
Không nên bỏ lỡ:
>> Từ chỉ sự vật là gì? Các ví dụ về từ chỉ sự vật
>> Bảng chữ cái tiếng Việt & cách phát âm chuẩn theo Bộ GD 2023
Để kiểm tra xem bé đã biết cách nhận biết và phân biệt về từ ghép hay chưa, bố mẹ hãy cho bé thử sức với một số bài tập dưới đây:
Bài 1. Phân loại các từ phức sau thành từ ghép và từ láy:
xe cộ | ríu rít | sông núi | nhà cửa | ào ào |
tươi tắn | vật dụng | đẹp đẽ | rầm rầm | bàn ghế |
đỏ au | khanh khách | đất đai | hoa lá | long lanh |
Bài 2. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
2.1. Từ ghép “xanh tươi” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
2.2. Từ ghép “vàng rực” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
Bài 3. Xác định từ láy và từ ghép trong đoạn văn sau đây:
Buổi sáng ở quê em thật yên bình và trong lành. Ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng vàng ươm báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Vạn vật đang ngủ say dần dần thức dậy trong nắng sớm. Những giọt sương long lanh như hạt ngọc trai vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá.
Hai bên đường, những hàng cây xanh mướt đang rung rinh trong gió. Những chú chim nhỏ hót líu lo trên cành. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh như những chú thỏ con đang nô đùa.
Em rất yêu buổi sáng ở quê em. Đó là một khung cảnh thật đẹp và thơ mộng.
Bài 1.
Để làm được bài tập này, bé cần phân biệt được khái niệm của từ ghép và từ láy.
Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại với nhau, trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy là từ do một tiếng lặp lại nhiều lần, tạo ra một nghĩa mới. Từ láy đa dạng và phong phú, được chia thành các loại khác nhau như từ láy âm, từ láy vần, từ láy cả âm và vần.
Vậy các từ phức trên sẽ được phân loại như sau:
Từ ghép | xe cộ, đỏ au, vật dụng, sông núi, nhà cửa, hoa lá, bàn ghế |
Từ láy | tươi tắn, ríu rít, khanh khách, đẹp đẽ, đất đai, rầm rầm, ào ào, long lanh |
Bài 2.
2.1. b
2.2. a
Bài 3.
Buổi sáng ở quê em thật yên bình và trong lành. Ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng vàng ươm báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Vạn vật đang ngủ say dần dần thức dậy trong nắng sớm. Những giọt sương long lanh như hạt ngọc trai vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá.
Hai bên đường, những hàng cây xanh mướt đang rung rinh trong gió. Những chú chim nhỏ hót líu lo trên cành. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh như những chú thỏ con đang nô đùa.
Em rất yêu buổi sáng ở quê em. Đó là một khung cảnh thật đẹp và thơ mộng.
– Từ láy trong đoạn văn trên bao gồm:
+ Từ láy âm: từ từ, dần dần, long lanh, rung rinh, bồng bềnh.
+ Từ láy vần: hót líu lo.
– Từ ghép trong đoạn văn trên bao gồm:
+ Từ ghép phân loại: lũy tre, tia nắng, vàng ươm, giọt sương, cây xanh, đám mây trắng.
+ Từ ghép tổng hợp: buổi sáng, yên bình, trong lành, thơ mộng.
Giá trị biểu đạt của từ láy và từ ghép trong đoạn văn trên:
– Từ láy:
+ Từ láy âm: tạo ra âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, thể hiện vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật trong đoạn văn.
+ Từ láy vần: giúp tạo ra âm thanh liên tục, thể hiện sự uyển chuyển và nhịp nhàng của cảnh vật.
– Từ ghép: giúp cụ thể hóa và làm rõ nghĩa của các từ đơn. Những từ này hỗ trợ người đọc hiểu rõ hơn về ngữ cảnh, cảnh vật được miêu tả.
Bài viết giới thiệu chung đến bố mẹ và các bé về khái niệm của từ ghép tiếng Việt và lợi ích của việc cho trẻ học từ ghép trước khi bước vào bậc tiểu học. Bên cạnh đó là một vài dạng bài tập giúp trẻ luyện tập và củng cố kiến thức về từ ghép. Đây được xem là một nội dung học tập tương đối khó đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng những phương pháp học tập phù hợp để giúp con học và chinh phục từ ghép.
Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…
Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…
Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…
Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…
Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…
Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…