Có khá nhiều phụ huynh lầm tưởng khái niệm trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ là một. Thực tế các loại hình giáo dục này có sự khác biệt rõ rệt về độ tuổi, giáo trình học tập, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng dành cho các bé. Vậy nên, trong nội dung dưới đây Babilala sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về ba loại hình giáo dục mầm non này.
Nội dung chính
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, cơ sở giáo dục dành trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 6 được gọi là trường mẫu giáo. Các bé được phân lớp dựa theo độ tuổi, sẽ có những quy định về số lượng học sinh trong một lớp. Thông thường tại Việt Nam, các trường mẫu giáo thường chia như sau:
+ Lớp 3 – 4 tuổi: tối đa 25 học sinh.
+ Lớp 4 – 5 tuổi: tối đa 30 học sinh.
+ Lớp 5 – 6 tuổi: tối đa 35 học sinh.
Trường mẫu giáo dành cho các bé từ 3 – 6 tuổi
Nhà trẻ là cơ sở giáo dục thích hợp đối với bé từ 3 tháng tới 36 tháng tuổi. Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, mô hình nhà trẻ sẽ phân học sinh theo các nhóm với số lượng:
+ Nhóm trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi: tối đa 15 trẻ.
+ Nhóm trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi: tối đa 20 trẻ.
+ Nhóm trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi: tối đa 25 trẻ.
Đây là mô hình kết hợp giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ. Các bé từ 3 tháng – 36 tháng tuổi và 3 – 6 tuổi đều có thể theo học tại các trường mầm non. Trường mầm non là nơi đầu tiên mà trẻ được tiếp cận với các chương trình giáo dục và những gì trẻ tiếp thu sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Tại trường mầm non trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích
Danh sách các trường mầm non uy tín cho bé:
>> 6 trường mầm non quốc tế và học phí 2023
Phân biệt trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ sẽ giúp phụ huynh nhận thấy rõ điểm giống và khác nhau của từng mô hình trường. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp với con trong giai đoạn đầu phát triển.
Tại nhà trẻ, trường mầm non và mẫu giáo có khá nhiều nét tương đồng. Cụ thể:
Một điểm chung của ba loại hình đào tạo này chính là đều có chương trình học phù hợp với trẻ trong giai đoạn 3 tuổi. Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các môn học cơ bản kết hợp yếu tố âm nhạc giải trí đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Chế độ dinh dưỡng đều có sự tương đồng. Các cơ sở giáo dục đều chú trọng tới chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất. Bởi dinh dưỡng trong 6 năm đầu đời tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ.
Bất kể là nhà trẻ, trường mẫu giáo hay mầm non đều đảm nhiệm những nhiệm vụ cơ bản như: phối hợp cùng gia đình bé nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh phù hợp với độ tuổi. Đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp trẻ hình thành trách nhiệm xã hội và cộng đồng.
Các trường đều được tổ chức theo các loại hình như: công lập, dân lập và tư thục. Chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Để có thể dễ dàng phân biệt ba loại hình giáo dục mầm non này phụ huynh có thể căn cứ theo một số tiêu chí như:
Dựa theo những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non phụ huynh hoàn toàn có thể phân biệt về 3 loại hình giáo dục này. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho con trẻ.
Với sự xuất hiện của nhiều trường học trên khắp cả nước, phụ huynh phần nào cảm thấy bối rối khi chọn trường cho con. Để có thể chọn một nhà trường uy tín, chất lượng; phụ huynh nên căn cứ một số tiêu chí như sau:
Vị trí trường nên thuận tiện về khoảng cách và thời gian di chuyển. Phần lớn phụ huynh thường chọn trường mầm non, mẫu giáo hay nhà trẻ có bán kính dưới 8km so với nhà để thuận tiện trong việc đưa đón trẻ.
Mỗi gia đình đều có quỹ thời gian sinh hoạt khác nhau. Vì vậy những trường có thời gian sinh hoạt và đưa đón linh hoạt là một trong những tiêu chí nên ưu tiên khi chọn trường mẫu giáo, mầm non hay nhà trẻ cho con.
Các hoạt động ngoài giờ tạo hứng thú với trẻ
Đối với những phụ huynh có lịch trình công việc riêng không tránh khỏi trường hợp gửi trẻ sớm và đón muộn hơn quy định. Những thời gian chênh lệch này nhà trường có thể xếp vào thời gian giữ trẻ ngoài giờ.
Tùy theo mô hình của mỗi trường là công lập, dân lập hay tư thục mà sẽ có những tiêu chuẩn giáo viên là khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau: Đội ngũ giáo viên đòi hỏi chuyên môn, có nghiệp vụ bài bản phù hợp với chương trình giảng dạy của trường. Bên cạnh đó, giáo viên cần là cá nhân có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp để giúp trẻ có nền tảng văn hóa đạo đức tốt.
Mức học phí không chỉ dừng lại ở cao hay thấp mà phụ huynh cần lưu ý tới những giá trị giáo dục mà trẻ nhận được có tương xứng với mức chi phí bỏ ra hay không. Trong quá trình tìm hiểu phụ huynh tìm hiểu thông tin học phí rõ ràng và những lợi ích cũng như dịch vụ mà trường cung cấp. Điều này sẽ giúp cha mẹ có nhận định đúng đắn hơn.
Khi chọn nhà trẻ, trường mẫu giáo hay mầm non cho trẻ cha mẹ nên tham khảo thông tin từ các phụ huynh đi trước hoặc nhận định của những người có chuyên môn trong ngành. Với những ý kiến khách quan, chân thực cha mẹ sẽ lựa chọn được môi trường giáo dục tốt và phù hợp nhất với con em mình.
Hy vọng qua nội dung trên, quý phụ huynh sẽ có góc nhìn khách quan về 3 mô hình nuôi dạy trẻ trong độ tuổi mầm non. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích trong việc lựa chọn môi trường mẫu giáo phù hợp với con trẻ.
Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…
Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…
Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…
Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…
Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…
Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…