Góc học tiếng Anh

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: Bố mẹ cần biết những gì?

Đối với học sinh tiểu học, việc rèn luyện các kỹ năng sống là rất cần thiết; chúng sẽ giúp trẻ tự tin, sáng tạo và có thể làm chủ cuộc sống của bản thân. Do vậy, bố mẹ cần biết những thông tin liên quan đến kỹ năng sống cho trẻ tiểu học và có kế hoạch cụ thể để tạo cơ hội rèn luyện, giúp con phát triển toàn diện. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức liên quan qua nội dung dưới đây.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là gì?

Kỹ năng sống được hiểu là khả năng áp dụng các hành vi, cách ứng xử tích cực cho phép trẻ thích nghi hiệu quả với những trường hợp xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, nhờ vào những kỹ năng này, trẻ có thể tự chủ trong cuộc sống và môi trường học tập hàng ngày của mình. Cụ thể, đó là cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, kỹ năng tự phục vụ mình, hay kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn,…

Giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống là một điều cực kỳ cần thiết trong quá trình phát triển toàn diện. Điều này tạo ra những thói quen tích cực, giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân và có năng lực đối diện với thách thức trong mọi tình huống.

2. Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học?

Trẻ tiểu học đang trong độ tuổi phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều môi trường mới, nhiều người lạ và nhiều tình huống khó khăn.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giúp trẻ:

  • Phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội.
  • Tự tin, chủ động và hòa nhập với xã hội.
  • Có khả năng ứng phó hiệu quả với các tình huống trong cuộc sống.
  • Tránh được những rủi ro, nguy hiểm.

3. Các kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ

3.1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Đây là kỹ năng sống quan trọng nhất mà trẻ cần được học từ những ngày đầu. Bố mẹ phải rèn luyện cho trẻ tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Đây là cơ sở, nền tảng để con có thể chủ động giải quyết những vấn đề khác trong cuộc sống. Các công việc đơn giản hàng ngày như tự ăn uống, dọn bàn, tắm rửa, thay quần áo,…

Khuyến khích trẻ tự hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày của mình

Hãy khuyến khích trẻ tự hoàn thành công việc của mình bằng cách kiên nhẫn quan sát và dành cho trẻ những lời khen đúng lúc. Phụ huynh chỉ nên can thiệp khi con thực sự cần sự giúp đỡ, và hãy làm cùng con, không nên làm thay con.

3.2. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học quan trọng nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Bởi nguy hiểm có thể rình rập bất cứ nơi đâu mà không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể ở bên con để bảo vệ. Hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ mình và cách xử lý khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm.

Bố mẹ có thể dạy con những kiến thức liên quan như:

  • Hạn chế tối đa việc giao tiếp với người lạ.
  • Không tự ý đi tới những nơi đông người mà không có sự đồng ý hoặc sự đồng hành của người lớn.
  • Không nhận đồ vật, hay đồ ăn của người khác trước khi có sự cho phép của bố mẹ. Bố mẹ nên giải thích với trẻ rằng đây là cách phổ biến nhất mà kẻ xấu sử dụng để tiếp cận với trẻ.
  • Không đi theo người khác nếu không có sự đồng ý của bố mẹ.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh bằng cách la lớn nếu có người muốn tiếp cận. Hoặc nhờ người lớn đáng tin cậy (bảo vệ, công an,…) liên lạc với bố mẹ trong trường hợp đi lạc…

3.3. Kỹ năng giao tiếp

Thực tế cho thấy, trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt là trẻ có khả năng ngôn ngữ, tính cách tự tin và có sự phản xạ tốt. Kỹ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc con có thể cởi mở, tương tác với người khác, mà còn cả cách con lắng nghe và có những hành vi ứng xử đúng mực.

Có được kỹ năng giao tiếp tốt, con có thể tạo được ấn tượng tốt đối với những người xung quanh. Đây là nền tảng cơ bản để con thích ứng được với một môi trường mới, có cơ hội phát triển bản thân hơn.

Trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ trở nên tự tin

Bố mẹ có thể lưu ý cho trẻ những nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp như sau:

  • Chào hỏi lễ phép với người lớn.
  • Hòa nhã với bạn bè.
  • Mở rộng vốn từ của bản thân bằng cách nghe, đọc nhiều hơn.
  • Lắng nghe lời người khác nói mà không cắt ngang lời của họ.
  • Chủ động tương tác đúng chừng mực.
  • Biết cách giao tiếp bằng mắt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
  • Thể hiện thái độ tôn trọng với người khác.
  • Luôn thể hiện thái độ cầu thị khi được góp ý.

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm dạy trẻ nhận thức được trách nhiệm của bản thân, con cần chia sẻ ý kiến, kiến thức, kinh nghiệm vì lợi ích và mục tiêu cuối cùng của cả nhóm. Trong quá trình này, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng xã hội và cách xây dựng các mối quan hệ.

Cách dạy kỹ năng này cho trẻ không quá phức tạp. Bố mẹ có thể tạo các tình huống khác nhau để trẻ thực hành như: phân công việc nhà, cùng tham gia vào việc nấu ăn, hay cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể (cắm trại, trại hè, tình nguyện, các lớp học,…).

3.5. Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ sẽ gặp những tình huống vượt quá khả năng của mình. Ví dụ, trẻ gặp một bài toán khó, bị bạn bè đối xử không đúng mực,… nhưng trẻ không biết nên ứng xử ra sao. Bố mẹ nên hướng dẫn rằng trong những trường hợp này con cần tìm hiểu, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ, bạn bè. Quá trình này sẽ giúp bé chủ động hơn trong việc giải quyết các tình huống.

Hướng dẫn trẻ tìm kiếm sự trợ giúp đúng lúc

Phụ huynh nên dạy trẻ cách yêu cầu sự giúp đỡ của người lớn bằng cách chỉ định những đối tượng có thể hỗ trợ trẻ trong những trường hợp khác nhau. Cụ thể:

Ở trường: thầy cô chính là người có thể giúp trẻ khi trẻ gặp phải các tình huống: có người lạ khả nghi xuất hiện, các bạn có xung đột (cãi vã, đánh nhau…), con/bạn bè gặp những vấn đề về cảm xúc, con gặp những bài học khó và không thể giải quyết…

Ở nhà: bố mẹ là người hỗ trợ khi con cần sự giúp đỡ về những nhiệm vụ trong cuộc sống hàng ngày: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà…

Khi ra ngoài: những người đáng tin cậy như bảo vệ, công an,… có thể cung cấp sự giúp đỡ cho trẻ khi chúng cần thiết và không có bố mẹ ở bên.

4. Cần lưu ý gì khi dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Để mang lại những tác động tích cực, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và từ nhiều phía, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội.

Cụ thể:

– Gia đình: Bố mẹ là người gần gũi và có nhiều tương tác với trẻ nhất, do đó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bố mẹ hãy dạy trẻ những kỹ năng thông qua các hoạt động hàng ngày như: giúp trẻ tự làm vệ sinh, rèn luyện thói quen tốt, dạy trẻ cách ứng xử với mọi người xung quanh,…

– Nhà trường: Nhà trường là nơi trẻ được học tập và rèn luyện các kỹ năng sống. Giáo viên có thể dạy trẻ kỹ năng thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi,…

– Xã hội: Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Các chương trình, hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tổ chức ở các địa phương, các tổ chức xã hội,… sẽ giúp trẻ tiếp cận được với những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Trên đây là những thông tin mà bố mẹ cần biết về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học. Hy vọng rằng với những kiến thức này, bố mẹ sẽ trang bị được cho con những kỹ năng cần thiết, là hành trang giúp con tự tin, vững bước tiến vào tương lai.

Nguyen Thuy

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

1 tháng ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

2 tháng ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

2 tháng ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

3 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

4 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

4 tháng ago