Góc học tiếng Anh

Các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ nên dạy bé

Việc giáo dục các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên, làm sao để dạy trẻ nắm vững kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ? Dưới đây là một số gợi ý mà bố mẹ có thể tham khảo để hướng dẫn con biết cách phòng tránh tốt nhất.

1. Xâm hại trẻ em là gì?

Theo quy định của pháp luật, xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.

Trên thế giới, hàng ngày có hàng triệu trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức khác nhau. Theo thống kê có bốn hình thức xâm hại trẻ em bao gồm: xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần và xâm hại xao nhãng. Trong đó, vấn đề xâm hại tình dục trẻ em hiện đang được xem là một vấn nạn. Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau trong cùng một thời điểm.

2. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm hại trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi này, song có thể kể đến một số nguyên nhân từ phía:

– Phụ huynh, người chăm sóc: Một số cha mẹ thường khá thờ ơ trong việc giáo dục các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Có thể một phần do thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó dẫn tới việc các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh việc bị xâm hại. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại càng sớm càng tốt.

– Nhận thức pháp luật của cá biệt bộ phận người dân còn hạn chế, khả năng phòng và tự vệ của nạn nhân còn non nớt. Ngoài ra một số hình thức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe tội phạm gây nên tình trạng này.

– Công tác truyền thông, giáo dục chưa thực sự sát sao với các địa bàn đối tượng. Tư vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt.

3. Các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ nên trang bị cho con

Việc dạy các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em cần được giáo dục từ sớm, đặc biệt là trẻ từ 4 tuổi trở lên. Bởi theo nhiều nghiên cứu thì 4 tuổi là độ tuổi mà trẻ dễ bị tổn thương nhất. Để giảm thiểu tối đa tình trạng này, bố mẹ nên dạy trẻ phòng chống xâm hại với các kỹ năng cơ bản dưới đây.

3.1. Dạy bé về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thế

Một trong các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em quan trọng mà bố mẹ nên dạy cho trẻ đó là kiến thức về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như: ngực, mông, vùng giữa hai đùi. Cha mẹ cần dạy bé nhận thức rằng các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể là của riêng cá nhân mình và không được cho phép cho người lạ đụng chạm sờ mó, chụp ảnh hay quay phim. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bé không thể tự nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề do thiếu hiểu biết.

Các vị trí nhạy cảm trên cơ thể của bé

Ngoài ra, hãy hướng dẫn bé cách phản ứng lại hoặc hành động từ chối nếu có người cố tình động chạm khiến bé khó chịu. Đồng thời, bố mẹ cũng nhắc nhớ con không nên tự ý động chạm vào vùng nhạy cảm của người khác vì đó là hành động thiếu lịch sự với đối phương.

3.2. Dạy con không nên giữ bí mật

Có khá nhiều trường hợp, kẻ xấu thường đe dọa con với rất nhiều lý do, khiến tâm lý trẻ hoảng loạn và lựa chọn cách giữ im lặng về tội ác đó. Chính vì thế, bố mẹ nên dành nhiều thời gian tâm sự, hỏi han về một ngày của con đã có những hoạt động nào. Điều này sẽ giúp con có thói quen kể chuyện cũng như tạo niềm tin cho bé. Không những vậy, bố mẹ đừng quên nhắn nhủ rằng bố mẹ sẽ luôn bên cạnh và bảo vệ con, không nên sợ hãi nếu như có kẻ xấu đe dọa.

3.3. Giữ khoảng cách với người lạ

Khi nhắc tới các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, không nên bỏ qua việc giữ khoảng cách với người lạ. Nếu có người lạ cố tình bắt chuyện dài hơn 5 – 7 giây, tốt hơn bé có thể không cần trả lời, nhanh chóng di chuyển tới nơi đông người.

Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với đối phương

Trong trường hợp không thể tìm tới chỗ đông người, bắt buộc phải nói chuyện thì bé nên đứng cách xa từ 2 – 2.5 mét. Bởi kẻ xấu thường lợi dụng khoảng cách tiếp xúc gần để thực hiện các hành vi như: bắt cóc, đánh ngất hay bạo hành,… Ba mẹ cũng nên thực hành cùng bé để bé xác định khoảng cách an toàn sẽ như thế nào. Nhằm giúp con biết cách áp dụng trong các tình huống thực tế có thể gặp phải.

3.4. Hạn chế đi thang máy cùng người lạ

Khi bé đã bước vào thang máy mà có người lạ bước cùng vào, trong trường hợp này hãy dạy bé cách tìm cớ để không phải đi cùng với họ. Tốt nhất là giả vờ quên một món đồ nào đó và xin phép bước ra khỏi thang máy để đi chuyến sau.

Cần dè chừng với người lạ khi đi thang máy

Trong tình huống nếu người đó cố tình kéo dài thời gian và kiên trì đợi bé để đi cùng thang máy. Hãy dạy bé đáp lại một cách lịch sự rằng “Bố mẹ cháu dặn chỉ đi cùng thang máy cùng những người thân quen, cháu cảm ơn ạ” và tiếp tục bước ra khỏi thang máy tới một nơi an toàn. Nếu người lạ cố tình ngăn cản không cho bé rời khỏi thang máy, hãy dặn con hét lên và có thể làm động tác tự vệ để thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ.

3.5. Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà

Nhắc nhở con không nên cho người lạ vào nhà nếu ở nhà một mình, cho dù người đó tự xưng là bạn bè của bố mẹ hay là người thợ sửa chữa.

Tuyệt đối không được mở cửa cho người lạ khi ở một mình

Đặc biệt không nên tiết lộ cho người lạ biết bố mẹ hiện có nhà hay không, bởi đó có thể là sơ hở để kẻ xấu bất chấp thực hiện hành vi phạm pháp. Nếu người lạ vẫn kiên trì gõ cửa và tìm cách vào nhà thì dạy bé cách liên hệ với bố mẹ, hàng xóm, hoặc người thân bằng điện thoại để nhờ giúp đỡ.

3.6. Đề phòng với xe của người lạ

Tiếp tục để giúp bé tránh khỏi hành vi bị xâm hại, ba mẹ nên nhắc nhở bé không được lại gần xe của người lạ.

Khi gặp nguy hiểm hãy chạy ngược chiều xe đối phương

Nếu gặp tình huống có một chiếc xe cùng chiều đang cố gắng tiến lại gần và thu hút sự chú ý con thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng chiều ngược lại với chiếc xe. Điều này sẽ giúp con chủ động về mặt thời gian để gọi người giúp đỡ.

3.7. Chuẩn bị một câu nói “Keyword” của gia đình

Sẽ không thể tránh khỏi sẽ có lúc cha mẹ sẽ nhờ người thân quen, bạn bè của mình tới trường lớp đón hộ con cái. Chính vì vậy, để phòng tránh kẻ xấu lợi dụng sơ hở phụ huynh nên tự tạo cho gia đình một câu nói “keyword” để sử dụng trong các tình huống đó.

Hãy dặn con điều đầu tiên khi một người lạ tới đón cần hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên là gì? Câu nói “Keyword” của nhà cháu là gì?” để có thể xác minh đúng danh tính của người mình đang tiếp xúc. Nếu người đó không trả lời được, tuyệt đối không được bước khỏi khuôn viên trường học, mà ngay lập tức tìm tới sự giúp đỡ của bác bảo vệ hoặc các thầy cô trong trường.

Như vậy, việc giáo dục các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là điều vô cùng cấp thiết, đòi hỏi sự thấu hiểu đồng hành xuyên suốt của cha mẹ. Nếu được trang bị đầy đủ kiến thức thì trẻ sẽ có cơ hội đảm bảo sự an toàn cho bản thân cao hơn.

Nguyen Thuy

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

1 tháng ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

2 tháng ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

2 tháng ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

3 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

3 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

4 tháng ago