Góc học tiếng Anh

4 cách rèn luyện trí thông minh cảm xúc hiệu quả cho trẻ

Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành công của một đứa trẻ phụ thuộc tới 80% chỉ số trí thông minh cảm xúc. Vậy trí thông minh cảm xúc là gì? Và làm thế nào để phát triển chỉ số này cho trẻ? Phụ huynh hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này.

CON BỨT PHÁ TIẾNG ANH VƯỢT TRỘI CHỈ SAU 3 THÁNG

(Babilala trợ giá 58% & tặng bộ học liệu trị giá 2 triệu cho bé)

Babilala – App học tiếng Anh trẻ em số 1 Đông Nam Á

  • Giáo trình chuẩn Cambridge
  • 100% giáo viên bản xứ
  • 360 bài học, 3000+ từ vựng
  • I-Speak chấm điểm phát âm
  • Thầy cô Việt hỗ trợ 24/7

1. Trí thông minh cảm xúc là gì?

Trí thông minh cảm xúc tiếng Anh là Emotional Quotient/ Emotional Intelligence, thường được viết tắt là EQ hay EI. Được hiểu là khả năng nhận thức và thấu hiểu cảm xúc của chính mình và mọi người xung quanh. Từ đó có thể quản lý, kiểm soát và điều chỉnh thái độ, hành vi thích hợp nhất có thể.

EQ chỉ khả năng nhận thức và thấu hiểu được cảm xúc

Theo như các nhà khoa học, việc rèn luyện trí thông minh cảm xúc là điều hết sức cần thiết đối với sự hình thành và phát triển của một trẻ nhỏ. Những bé sở hữu chỉ số EQ cao thường sẽ trở thành người giàu lòng nhân ái, dễ cảm thông và thân thiện trong tương lai. Không những vậy, còn có khả năng thành công cao hơn so với các bạn đồng trang lứa.

2. Những thói quen của trẻ có trí thông minh cảm xúc cao

Bé có trí tuệ cảm xúc cao sẽ có những thói quen như thế nào? Dưới đây là những thói quen thường thấy của trẻ có EQ cao theo nghiên cứu của các nhà tâm lý nổi tiếng:

2.1. Con biết thể hiện cảm xúc thông qua ngôn từ

Trẻ có trí thông minh cảm xúc cao sẽ có khả năng nhận diện và gọi tên cảm xúc bằng những từ ngữ chính xác, cụ thể:
Thay vì nói “Chán”, “Buồn” bé sẽ diễn đạt “Con cảm thấy chán vì không thể đi chơi với bạn đó”, “Con thấy buồn vì bố không đưa con đi học hôm nay được”. Hay đơn giản là sự phấn khích khi có được một món quà mới “Con cảm thấy rất vui khi có một chiếc xe đạp mới”.

Bé biết cách diễn tả cảm xúc cá nhân

2.2. Nhận ra những cảm xúc tương tự ở người khác

Trẻ em thông minh về cảm xúc có thể cảm nhận chính xác cảm xúc của những người xung quanh không cần qua lời nói. Chắc hẳn cha mẹ sẽ không ít lần bắt gặp con mình nhìn thấy một ai đó bên ngoài và nói với mình rằng: “Bố mẹ ơi, anh chị kia đang khóc kìa, con có thể giúp gì anh chị ấy không ạ?”. Hay “Bạn nữ kia đang cười tươi lắm, chắc chắn bạn ấy thích món quà mà con đã tặng bạn ấy”.

2.3. Con sốt sắng giúp đỡ mọi người xung quanh

Các bé có chỉ số EQ cao thường có xu hướng quan tâm giúp đỡ người khác nhiều, thậm chí tìm mọi cách giúp đỡ trong khả năng của bản thân. Điều này tưởng rằng rất đơn giản, tuy nhiên với tâm lý trẻ nhỏ sẽ ít bé biết cách quan tâm hay chia sẻ với những người bạn cùng trang lứa, nhất là những bé trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi.

2.4. Kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân

Con sẽ có khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn bằng cách hít thở sâu, gạt đi sự bực dọc khi bị kích động bởi hành động hay lời nói của người xung quanh. Thường thấy trẻ EQ và chỉ số cảm xúc cao sẽ ít bốc đồng, phản ứng hơn so với các bạn đồng trang lứa. Dựa trên những biểu hiện hàng ngày cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra và giúp con phát triển ngày một tốt hơn.

2.5. Biết thể hiện lòng biết ơn

Trẻ thông minh về cảm xúc học cách biết ơn những gì mình có. Chúng không chỉ nói lời “cảm ơn” theo phản xạ bởi đó là phép lịch sự mà trẻ hiểu cụ thể về những gì mình biết ơn và lý do tại sao. Đây cũng là một đức tính tốt mà bố mẹ nên giúp con duy trì và phát huy, bởi suy nghĩ và hành động của trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ của mình.

2.6. Biết cách từ chối một cách nhẹ nhàng

Bé sẽ tự thiết lập những ranh giới của cá nhân mình. Ví dụ như khi con không muốn chơi một trò chơi nào đó với bạn bè, thay vì tức giận lớn tiếng với bạn; con có thể diễn tả mong muốn mình một cách nhẹ nhàng mà kiên quyết như “Tớ không thể chơi trò chơi này cùng với bạn”. Điều này vừa có thể thuận lợi từ chối yêu cầu vừa thể hiện sự tôn trọng đối phương của trẻ.

3. Cách phát triển trí thông minh cảm xúc hiệu quả cho trẻ

3 tuổi là giai đoạn vàng để đánh thức trí thông minh cảm xúc. Các chuyên gia đã chia sẻ 9 cách để giúp con phát triển trí thông minh, cảm xúc hiệu quả và dễ áp dụng. Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo:

3.1. Nói chuyện cùng con

Chỉ số EQ sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc của trẻ. Vì vậy để có thể phát triển EQ cho trẻ, cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện cùng con để con cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu. Hãy dành tặng con những lời khen ngợi, khích lệ con khi làm được việc tốt. Điều này sẽ giúp tình cảm gia đình được cải thiện đáng kể.

Trò chuyện cùng trẻ là một trong những cách giúp con phát triển EQ

Ngoài ra, khi trò chuyện cùng con phụ huynh có thể lồng ghép những kiến thức liên quan tới chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng học tập và giải trí để con có lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

3.2. Thành thật với con

Là một trong số những sai lầm của cha mẹ đó là nói dối về những gì trẻ đã trực tiếp chứng kiến. Ví như trẻ bắt gặp cha mẹ cãi nhau thay vì lảng tránh những câu hỏi của trẻ hãy chủ động nói sự thật và giải thích cho con hiểu đây cũng là phương pháp giải quyết vấn đề.

Cha mẹ hãy cố gắng làm gương cho trẻ, mọi cử chỉ và hành động của bố mẹ đều có thể khiến trẻ bắt chước theo. Những đứa trẻ được sống trong môi trường giáo dục tốt thường hoàn thiện toàn diện về cả EQ và IQ, bởi vì bé được khuyến khích khám phá chính mình và tìm ra điểm mạnh của bản thân.

3.3. Đọc sách cho con nghe

Đọc sách là cách giúp thế giới quan của trẻ trở nên phong phú hơn. Mỗi trang sách còn chứa đựng những bài học tuyệt vời để giúp trẻ hiểu về tình yêu thương và phân biệt những hành động tốt đẹp cần học hỏi, những hành động xấu cần tố giác, tẩy chay.

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng bộ sách thực hành 8 tuần đánh thức trí thông minh cảm xúc của nhà xuất bản Lao động, giúp con tự trải nghiệm các câu chuyện tình huống và bài tập thực hành đơn giản, thú vị để con tự nhận ra các bài học cho riêng mình. Nhờ đó, con sẽ hiểu nhanh và ghi nhớ rất lâu, thậm chí là tới khi trưởng thành.

3.4. Cho trẻ chơi trò chơi xếp hình

Chơi đồ chơi lắp ráp không chỉ hỗ trợ phát triển trí tuệ mà còn giúp phát triển EQ của trẻ. Để hoàn thành trò chơi, đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung cao độ cùng sự kiên nhẫn và bình tĩnh để có thể ghép được chính xác vị trí từng mảnh ghép.

Trò chơi xếp hình mang tính tư duy cao

Chính vì thế mà trẻ cũng rèn luyện được khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và không dễ bị dao động hay ảnh hưởng bởi các nhân tố xung quanh.

Trên đây những cách phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ hiệu quả và dễ áp dụng. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ cần theo dõi sát sao chỉ số này để giúp con hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

Nguyen Thuy

Recent Posts

Chương trình ưu đãi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Nhằm tri ân quý thầy cô cũng…

1 tháng ago

[MỚI]: Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 có đáp án

Bộ đề thi tiếng Anh lớp 2 giữa kỳ 1 này được thầy cô biên…

2 tháng ago

Tổng hợp bộ đề thi giữa kỳ 1 lớp 1 môn tiếng Anh (có đáp án)

Để các em có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ…

2 tháng ago

Babilala ủng hộ 98 triệu tới đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

Sau 3 ngày phát động kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty…

3 tháng ago

Hướng dẫn trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh

Dạy trẻ cách order đồ ăn bằng tiếng Anh là kỹ năng hữu ích giúp…

3 tháng ago

Bộ ảnh học tiếng Anh cho bé (10 chủ đề từ vựng, mẫu câu)

Bộ ảnh học tiếng Anh được thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu…

4 tháng ago